Khi xây nhà, một trong những nguyên tắc quan trọng cần được chú ý là móng nhà phải xây rộng hơn bản tường. Điều này liên quan đến độ vững chắc của công trình và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu tải và độ bền lâu dài. Vậy tại sao móng nhà không thể có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn bản tường? Hãy cùng SBS HOUSE tìm hiểu lý do và các tiêu chuẩn thiết kế móng đúng kỹ thuật ngay trong bài viết này!
Trong xây dựng, móng nhà đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực và giữ ổn định cho công trình. Dưới đây là ba lý do chính giải thích vì sao móng nhà phải xây rộng hơn bản tường. Cùng tham khảo nhé!
Móng nhà là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Cũng là bộ phận chịu toàn bộ tải trọng của công trình. Nếu móng có diện tích quá nhỏ, áp lực dồn lên nền đất sẽ lớn, dễ dẫn đến tình trạng sụt lún hoặc nứt vỡ móng. Khi mở rộng kích thước móng, tải trọng được phân tán trên diện tích lớn hơn, giúp giảm áp suất tác động xuống đất.
Tường và các kết cấu phía trên đều dồn tải trọng xuống móng. Nếu móng quá hẹp, tải trọng sẽ không được phân bổ hợp lý, dễ tạo ra lực tập trung cục bộ gây mất cân bằng. Ngược lại, khi móng rộng hơn bản tường, trọng lực được truyền xuống nền đất phân bố đồng đều, giúp công trình vững chắc hơn, hạn chế nguy cơ nghiêng, nứt hoặc lún lệch.
Móng nhà phải xây rộng hơn bản tường giúp tăng cường khả năng chống lại các tác động bên ngoài như rung động, gió mạnh hoặc biến động địa chất nhẹ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công trình cao tầng hoặc xây dựng trên nền đất yếu. Một nền móng vững chắc và có kích thước hợp lý sẽ giúp ngôi nhà đứng vững theo thời gian, đảm bảo an toàn cho người ở.
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
Trước khi thi công, việc khảo sát địa chất là bước quan trọng giúp đánh giá nền đất có đủ khả năng chịu tải hay không. Nếu nền đất yếu, dễ sụt lún, cần áp dụng biện pháp gia cố để đảm bảo an toàn cho công trình. Dựa trên kết quả khảo sát, bạn có thể lựa chọn loại móng đơn, móng băng, móng cọc hay móng bè sao cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế.
Để đảm bảo móng nhà vững chắc, quá trình thi công móng nhà cần tuân thủ đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn xây dựng. Ngoài việc móng nhà phải xây rộng hơn bản tường, khi xây nhà gia chủ cần chú ý đến độ sâu móng phù hợp với từng loại móng mình đã chọn. Cùng với đó là bố trí thép đúng khoảng cách, đường kính để đảm bảo chịu lực tốt. Đổ bê tông và thực hiện bảo dưỡng bê tông đủ thời gian để đạt độ cứng tiêu chuẩn.
Việc thi công móng với vật liệu chất lượng cao không chỉ đảm bảo tuổi thọ công trình mà còn giúp gia chủ tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa về sau. Sử dụng bê tông mác từ 250 – 300 để đảm bảo khả năng chịu lực. Hỗn hợp bê tông cần được trộn đúng tỷ lệ xi măng, cát, đá, nước và kiểm tra kỹ trước khi đổ. Lựa chọn thép có độ bền cao, không bị rỉ sét, đảm bảo đúng quy cách theo thiết kế….
Móng nhà đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững và an toàn cho công trình. Việc móng nhà phải xây rộng hơn bản tường giúp giảm áp lực lên nền đất, phân bố tải trọng hợp lý và tăng độ ổn định cho ngôi nhà. Mong rằng với những thông tin từ bài viết của SBS HOUSE bạn có thể xây dựng được một công trình bền vững và an toàn trong quá trình sử dụng.
SBS HOUSE tự hào là đơn vị thiết kế – thi công trọn gói chuyên nghiệp, mang đến những ngôi nhà chất lượng, tối ưu công năng và thẩm mỹ theo phong cách riêng của từng gia chủ. Với quy trình bài bản từ tư vấn, thiết kế, đến xây dựng với 21 điểm khác biệt trong thi công. SBS HOUSE đồng hành cùng gia chủ trên từng giai đoạn, để mang đến một tổ ấm hiện đại, sáng, thoáng và có thể yên tâm về chất lượng, tiến độ thi công. Liên hệ với SBS HOUSE ngay hôm nay để bắt đầu hành trình kiến tạo tổ ấm bền vững của riêng mình.
>> Xem thêm: Các nguyên nhân gây nứt tường và cách khắc phục