Kinh nghiệm thi công móng nhà đúng kỹ thuật nhất

Thi công móng nhà là một trong những việc làm quan trọng trong quá trình làm nhà dân dụng hay công trình lớn. Khi xây móng nhà cần được tính toán kỹ lưỡng đảm bảo đúng với bản vẽ thiết kế và kỹ thuật thi công. Điều này giúp đảm bảo tính bền vững và chắc chắn của công trình đồng thời giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Những nội dung SBS HOUSE chia sẻ dưới đây mang đến cho bạn thông tin chi tiết về thi công móng nhà.

1. Quy trình thi công móng nhà đúng kỹ thuật của SBS HOUSE

Thực hiện thi công móng nhà sẽ tùy thuộc vào từng loại móng, số tầng và địa chất của nền đất đó,… Tùy theo đặc điểm vị trí của đất và thực hiện khảo sát đất kiến trúc sư/kỹ sư sẽ sử dụng dùng móng loại móng phù hợp cho ngôi nhà.

Dưới đây là quy trình cơ bản khi thực hiện xây móng nhà: 

  • Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng (nếu có)
  • Bước 2: Xác định mốc nhà
  • Bước 3: Khảo sát nhà 2 bên (nếu có) để đưa ra phương án đào móng an toàn và hiệu quả 
  • Bước 4: Ép cọc (đối với trường hợp móng cọc)
quy trình thi công móng nhàHoàn thành công tác ép cọc khi thi công móng cọc

  • Bước 5: Tiến hành đào móng theo kích thước bản vẽ
quy trình xây móng nhàCông tác đào móng nhà đúng kích thước bản vẽ thiết kế

  • Bước 6: San sửa mặt bằng đổ bê tông lót
cách làm móng nhàCông tác đổ bên tông lót nền móng nhà

  • Bước 7: Gia công lắp dựng cốt thép, ván khuôn móng
quy trình thi công xây móng nhàKỹ thuật lắp dựng cốt thép và ván khuôn móng

  • Bước 8: Tiến hành đổ bê tông móng
thi công móng nhàCông tác sau khi hoàn thành đổ bê tông móng nhà

  • Bước 9: Bảo dưỡng móng nhà
thi công móng nhàCông tác bảo dưỡng bê tông móng tranh vết nứt chân chim và chất lượng bê tông không đảm bảo

Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !










    2. Điểm khác biệt của các loại móng trong thi công

    2.1. Thi công móng băng

    Là loại móng được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng. Bởi vì chúng dễ thi công và giá thành thi công ở mức vừa phải. Đồng thời khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều. Hình dạng của móng là dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, thời gian thi công lâu hơn.

    xây móng nhà Móng băng yêu cầu kỹ thuật cao và thời gian thi công móng nhà lâu hơn 

    2.2. Thi công móng bè

    Là móng được dùng ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nền thấp. Móng bè cũng có thể được dùng khi có yêu cầu riêng như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, nhà vệ sinh, bể chứa nữa, hồ bơi… hoặc nhà cao tầng có kết cấu lún lệch không đều. Kết cấu móng bè trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Ưu điểm: tác dụng phân bố tải trọng đồng đều lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều. Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, thời gian thi công lâu, chi phí lớn.

    Móng bè yêu cầu kỹ thuật cao và chi phí lớn

    2.3. Thi công móng cọc

    Là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu. Tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất, sỏi đá cứng nằm ở dưới sâu. Cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình. Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, thời gian thi công khá lâu, chi phí khá cao.

    thi công móng nhà Móng cọc có khả năng chịu trọng tải lớn và phù hợp với công trình nhà nhiều tầng

    2.4. Thi công móng đơn 

    Là loại móng có chi phí thi công rẻ tiền nhất, tiết kiệm nhất trong các loại móng, Hình dạng của chúng có thể là vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn… Móng đơn có giới hạn chịu lực ở mức trung bình và thường được dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Thời gian thi công nhanh chóng, yêu cầu kỹ thuật không cao.

    3. Kinh nghiệm thi công móng nhà bạn nên biết

    Kinh nghiệm thi công móng nhà đòi hỏi sự chuyên nghiệp và các yếu tố kỹ thuật liên quan. Việc áp dụng đúng các nguyên tắc này sẽ giúp đảm bảo rằng móng được xây dựng một cách an toàn, ổn định và tạo nền tảng vững chắc cho bất kỳ công trình xây dựng nào.

    • Cần xác định chính xác vị trí lô đất xây dựng (tránh ảnh hưởng vi phạm địa chính sau này)
    • Cần có phương án gia cố tránh sạt lở trong quá trình đào móng (khi 2 bên là nhà có kết cấu yếu)
    • Có biện pháp tạo hố thu hút nước khi đào gặp trúng mạch nước ngầm
    • Cần kiểm tra kỹ càng tim trục khi gia công lắp dựng cốt thép móng
    • Trong quá trình đổ bê tông phải đảm bảo dùi đầy đủ các vị trí để không bị hiện tượng rỗ, lòi thép gây giảm chất lượng móng
    • Bảo dưỡng kịp thời, đầy đủ để đảm bảo chất lượng móng
    kinh nghiệm thi công móng nhà Thi công móng nhà cần theo dõi và kiểm tra định kỳ

    Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !










      4. Cách tính chi phí thi công móng nhà 

      Đơn giá thi công móng nhà của SBS HOUSE bao gồm chi phí nhân công và vật tư xây dựng. Dưới đây là bảng giá thi công móng nhà theo từng loại móng. Ngoài ra, đơn giá xây nhà thô sẽ có sự khác nhau ở mỗi địa phương. Để có thêm thông tin chi tiết chi phí xây nhà phần thô, trọn gói chi tiết thì hãy liên hệ với SBS HOUSE để được tư vấn và dự toán nhanh chóng!

      • Móng đơn: diện tích tầng 1 x đơn giá xây thô x 15%  
      • Móng băng 1 phương: diện tích tầng 1 x đơn giá xây thô x 50% Móng băng 2 phương: diện tích tầng 1 x đơn giá xây thô x 70%
      • Móng cọc (chưa bao gồm chi phí ép cọc): diện tích tầng 1 x đơn giá xây thô x 70% 
      • Móng bè: Diện tích tầng 1 x đơn giá xây nhà thô x 100% 

      *** Lưu ý: SBS HOUSE không nhận thi công móng nhà riêng lẻ, SBS HOUSE cung cấp dịch vụ xây nhà trọn gói, xây nhà thô và hoàn thiện, thiết kế kiến trúc và nội thất. 

      Ví dụ: Ngôi nhà có diện tích đất 5×20 và thiết kế bố trí các công năng như sau: 

      • Tầng 1: sân để xe, phòng khách, phòng bếp, 01 phòng ngủ, 01 WC sân sau
      • Tầng 2: 02 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung và 02 WC
      • Tầng tum: phòng thờ, giặt phơi, sân thượng xây

      → Diện tích tạm tính theo công thức giọt nước thì sẽ có diện tích mỗi sàn là: 85m2 – 85m2 – 30m2 và sử dụng móng băng 2 phương. Như vậy, chi phí cho hạng mục xây móng nhà sẽ là:  Diện tích sàn tầng 1 (85m2) x Đơn giá xây thô ở địa phương (Đà Nẵng) x 70%: 85 x 3.300.000 x 70% = 196.350.000 

      Hi vọng thông qua bài viết SBS HOUSE chia sẻ trên đây, bạn đã bỏ túi cho mình kinh nghiệm thi công móng nhà cũng như nắm rõ chi phí xây móng nhà. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc và tư vấn thiết kế xây nhà thì hãy để lại thông tin liên hệ với SBS HOUSE để được hỗ trợ nhanh nhất.

      Đánh giá: 5/5. Số lượt vote: 1










        Liên hệ với chúng tôi










          Nên chọn thi công trọn gói hay đội thi công riêng lẻ để tiết kiệm chi phí?
          Xây dựng nên một tổ ấm tiện nghi, hiện đại và bền vững là niềm mong ước của nhiều gia...
          Nhà vệ sinh bố trí ở mặt tiền có phạm phong thủy không
          Việc bố trí nhà vệ sinh ở mặt tiền có tốt không là câu hỏi được nhiều gia chủ gửi...
          Tình trạng nước mưa trên tầng thượng chảy xuống
          Nước mưa chảy vào trong nhà có 2 trường hợp thường gặp nhất đó là chảy từ vị trí ban...
          Phương án giảm nhiệt cho mái bằng bê tông cho nhà phố
          Thông thường, nhà phố có bề ngang hẹp và với phong cách hiện đại thì việc thiết kế mái Nhật...