Việc chọn lựa loại kết cấu móng nhà 2 tầng phù hợp giúp đảm bảo tính an toàn và ổn định của công trình. Tuy nhiên, để chọn được loại móng phù hợp, cần xem xét đến nhiều yếu tố như thiết kế, đặc tính của nền đất, loại đất và điều kiện thời tiết trong khu vực xây dựng. Dưới đây, SBS HOUSE sẽ giới thiệu cho bạn các loại móng cho nhà 2 tầng phổ biến nhất hiện nay. Cùng với đó là kinh nghiệm khi thi công mà bạn không nên bỏ qua.
SBS HOUSE thiết kế thi công trọn gói nhà phố, biệt thự, tòa nhà văn phòng, căn hộ chung cư,… uy tín tại miền Trung và miền Nam. Đối với các tỉnh thành SBS HOUSE chưa có dịch vụ thi công, chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và hỗ trợ thi công từ xa, đảm bảo công trình hoàn thiện và giống bản vẽ nhất có thể.
Việc lựa chọn móng nhà 2 tầng phù hợp cần xem xét dựa trên các yếu tố như: đặc tính của nền đất, loại đất, điều kiện thi công,… từ đó KTS sẽ đưa ra loại móng phù hợp nhằm đảm bảo sự an toàn và tính ổn định của công trình. Dưới đây là 4 loại móng được sử dụng trong thi công nhà 2 tầng mà bạn có thể tham khảo:
Móng băng là loại móng phổ biến được được áp dụng trong xây dựng các ngôi nhà hai tầng. Loại móng này có giá thành phải chăng, khả năng chịu lực tốt, độ lún đều và dễ dàng trong quá trình thi công.
Móng băng nhà 2 tầng thích hợp cho các khu vực có địa chất thông thường hoặc địa chất tốt và phương án thiết kế của công trình.
>> Xem thêm:
Hướng dẫn thi công móng băng và những lưu ý cần biết
Móng băng là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và quy trình thi công
Móng bè được sử dụng cho nhà 2 tầng có kết cấu phức tạp, tải trọng lớn hoặc xây dựng trên nền đất yếu, sụt lún không đồng đều như đất cát, ao hồ,…
>> Xem thêm:
Thi công móng bè – Quy trình thi công đúng tiêu chuẩn và lưu ý
Móng nhà 2 tầng dạng móng cọc thường được ưu tiên sử dụng cho các công trình xây dựng trên địa hình phức tạp, hoặc trên các loại đất yếu như đất ao, đất hồ,…
Móng cọc có nhiều ưu điểm so với các loại móng nhà hai tầng khác như: tiết kiệm vật liệu xây dựng, khả năng chịu tải cao. Tuy nhiên, chi phí thi công của móng cọc thường cao hơn so với các loại móng khác như móng băng và móng đơn, bởi phải tính đến chi phí thi công của cọc cũng như làm đài – giằng móng.
>> Xem thêm:
Móng cọc là gì? Đặc điểm, cấu tạo và các loại móng cọc phổ biến
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
Loại móng này phù hợp với các khu vực có địa chất tốt. Dựa trên độ cứng, móng nhà 2 tầng dạng móng đơn được phân chia thành ba loại để dễ nhận biết: móng cứng, móng mềm hoặc móng cứng hữu hạn.
>> Xem thêm: Móng đơn là gì? Đặc điểm & quy trình thi công móng đơn chi tiết
Tuân thủ theo bản vẽ thiết kế là bước quan trọng trong việc thi công móng nhà 2 tầng. Việc này đảm bảo rằng công việc thi công sẽ đúng với thiết kế, từ đó đảm bảo tải trọng cho kết cấu công trình. Đặc biệt, đối với các khu vực có tính chất địa lý có nền đất yếu, việc tuân thủ theo bản vẽ móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu là điều cực kỳ quan trọng. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của căn nhà sau này.
Khảo sát thực trạng địa hình là bước ảnh hưởng đến việc bố trí và lựa chọn giải pháp xây móng. Mọi công đoạn tính toán trọng lượng đều dựa trên nền địa chất này. Tùy vào vị trí cụ thể của công trình mà sẽ có những giải pháp thi công móng phù hợp nhất.
Ví dụ, nếu công trình được xây dựng trên một khu vực đất đá vững chắc, có thể sử dụng móng đơn hoặc móng băng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu công trình đặt trên một vùng đất yếu, như đất cát hoặc đất đầm lầy, việc sử dụng móng cọc có thể là giải pháp tốt nhất để đảm bảo tính ổn định của công trình. Đối với các khu vực có thể bị chịu ảnh hưởng bởi động đất, có thể cần thiết kế móng đàn hồi hoặc sử dụng các biện pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn và bền vững cho công trình.
Khi lựa chọn phương án thiết kế thi công móng, nếu nền đất có tính chất bình thường, chủ nhà nên xem xét các mẫu móng băng. Đối với những khu vực có địa chất tốt, có thể lựa chọn phương án thi công kết cấu móng đơn. Tuy nhiên, nếu công trình nằm gần các thể tích nước như ao, hồ, hoặc có địa chất yếu và khả năng lún nền, thì phương án xử lý móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu mà chủ nhà nên áp dụng là sử dụng móng cọc để đảm bảo tải trọng cho công trình.
Sử dụng nguyên vật liệu thi công móng nhà 2 tầng chất lượng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của công trình. Do đó, việc lựa chọn các nguyên liệu như xi măng, sắt thép, đá, gạch,… nên dựa trên những loại có chất lượng và độ bền cao, đảm bảo tính độ an toàn, tuổi thọ của công trình xây dựng.
Việc lựa chọn nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp là rất quan trọng đối với việc xây dựng nhà ở. Chủ nhà thường nên tiến hành nghiên cứu và so sánh giữa các đơn vị thầu để tìm ra mức giá hợp lý. Tuy nhiên, không nên quá tập trung vào các đơn vị có chi phí xây dựng quá thấp mà bỏ qua uy tín và kinh nghiệm của nhà thầu.
Nếu lựa chọn một đơn vị không chuyên nghiệp, có thể gây ra những vấn đề liên quan đến chất lượng công trình, có thể là việc phải chi trả chi phí cải tạo và sửa chữa sau này, điều này có thể tốn kém và gây phiền toái cho chủ nhà. Do đó, việc chọn nhà thầu có uy tín và kinh nghiệm là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của công trình xây dựng.
SBS HOUSE là đơn vị thi công phần thô, thi công nhà hoàn thiện và xây nhà trọn gói nhà phố, biệt thự, căn hộ chung cư,… uy tín tại miền Trung và miền Nam. Hơn 90% công trình chúng tôi thi công đều đạt đúng tiến độ bàn giao và hoàn thiện giống 95% bản vẽ thiết kế 3D. Bởi chúng tôi luôn cải tiến và áp dụng 21 giải pháp kỹ thuật thi công mới & tối ưu nhất vào mỗi công trình, qua đó, mang lại sự ân tâm và hài lòng của khách hàng.
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
Chi phí làm móng nhà 2 tầng sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của bạn về hạng mục giá cả vật liệu xây dựng, có thể là tầm trung hoặc cao cấp. Ngoài ra, vị trí địa lý của công trình, giá nhân công, và giá vật liệu trong từng khu vực khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tính toán.
Dưới đây là một phạm vi độ sâu thông thường cho các loại móng phổ biến:
Tuy nhiên, độ sâu móng nhà 2 tầng của mỗi công trình có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như loại đất, tải trọng dự kiến, và yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Việc xác định độ sâu móng cần phải được thực hiện bởi các kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp sau khi tiến hành khảo sát địa chất và phân tích các yếu tố kỹ thuật khác của công trình.
Kích thước của móng thường có chiều dày từ 30cm – 60cm và chiều rộng từ 60cm – 120cm. Kích thước của móng nhà 2 tầng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cấu trúc của công trình, loại đất và tải trọng dự kiến.
Quyết định về kích thước của móng nhà 2 tầng sẽ được thực hiện bởi kỹ sư xây dựng hoặc kiến trúc sư chuyên nghiệp, dựa trên các yếu tố kỹ thuật cụ thể của công trình và thông qua việc xem xét các yếu tố địa chất địa phương. Kỹ sư sẽ tiến hành tính toán tải trọng dự kiến, đặc điểm của đất, và áp dụng các quy định và tiêu chuẩn xây dựng để đưa ra kích thước móng đơn phù hợp nhất cho công trình nhà 2 tầng cụ thể.
Trên đây, SBS HOUSE đã trình bày các thông tin liên quan đến móng nhà 2 tầng. Bên cạnh đó là kinh nghiệm thi công các loại móng 2 tầng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý khách hàng có thêm những thông tin hữu ích nhất.
SBS HOUSE là đơn vị có uy tín trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thi công nội thất và xây dựng nhà trọn gói, bao gồm cả nhà phố, biệt thự, căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng, và nhiều loại công trình khác. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thi công thô, thi công hoàn thiện nhà phố, biệt thự,…. tại các tỉnh miền Trung và miền Nam. Cam kết mang đến các giải pháp kỹ thuật thi công mới nhất và tối ưu nhất, đồng thời đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình hoàn thiện. Đừng ngần ngại liên hệ với SBS HOUSE ngay hôm nay để được đội ngũ kiến trúc sư tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp nhất!