Hướng dẫn thi công móng băng và những lưu ý cần biết

Móng nhà được xem là gốc rễ và có vai trò quan trọng đến sự vững chắc và độ bền của công trình. Theo đó, tùy theo đặc điểm của loại đất để lựa chọn loại móng phù hợp nhằm đảm bảo sự vững chắc và độ bền cho ngôi nhà. Ở nội dung bài viết này, SBS HOUSE chia sẻ quy trình thi công móng băng đúng kỹ thuật và những lưu ý, qua đó quá trình thực hiện trở nên thuận tiện và tiết kiệm chi phí, thời gian hiệu quả.

1. Cấu tạo và phân loại móng băng

1.1 Cấu tạo móng băng 

Móng băng là loại móng có kết cấu dải dài. Loại móng này có thể đặt độc lập hoặc giao nhau qua các mối nối thành hình chữ thập. Chức năng cơ bản của móng băng là chịu tải và đỡ các hàng cột, bờ tường trong quá trình xây dựng công trình.
Cấu tạo của móng băng gồm có:

  • Lớp bê tông lót
  • Cánh móng (bản móng) chạy liên tục liên kết móng thành 1 khối
công tác thi công móng băng Móng băng là loại móng có kết cấu trải dài 

1.2 Phân loại móng băng phổ biến hiện nay

Hiện nay, móng băng gồm có 02 loại cơ bản: móng băng 1 phương và móng băng 2 phương. Đặc điểm của 2 loại móng như sau:

  • Băng 1 phương: Móng được dùng theo 1 phương duy nhất theo chiều ngang hoặc chiều rộng. Đường móng nằm song song với nhau và khoảng cách sẽ phụ thuộc vào diện tích của công trình thi công.
móng băng 1 phương Móng băng 1 phương

  • Băng 2 phương: Đường móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc và giao nhau như hình ô bàn cờ.
móng băng 2 phươngMóng băng 2 phương

Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !










    2. Quy trình các bước thi công móng băng 

    Quy trình thi công móng băng của SBS HOUSE được thực hiện theo trình tự 05 bước như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và công tác chuẩn bị

    • Dọn dẹp mặt bằng
    • Bố trí máy đào
    • Tập kết máy móc, ván khuôn, coppha và dựng lán trại 
    • Xác định chiều sâu đào móng (dựa vào bản vẽ thi công)
    • Căng dây định vị tim trục 

    *** Lưu ý: Trước khi đào móng cần kiểm tra và ghi lại hiện trạng nhà kẹp bên (nếu có) bằng hình ảnh và video 

    Công tác chuẩn bị thi công móng băng Công tác chuẩn bị máy đào thi công móng băng 

    Bước 2: Đào móng

    • Đối với móng băng 1 phương thì thực hiện đào đất theo trục định vị (đào rộng tối thiểu 20cm để thuận tiện gia công sắt, coppha)
    • Đối với móng băng 2 phương thì nên đào hết đất để thuận ni cho việc thi công 
    • Tiếp đó, bạn cần tính toán đất vận chuyển như dời sang 1 bên hay vận chuyển đổ đi
    • Lưu ý: Khi gặp mạch nước ngầm thì cần có biện pháp hút nước và tạo hố thu
    đào móng băng Công tác đào móng băng 1 phương thì đào theo trục định vị và móng băng 2 phương thì đào hết đất

    Bước 3: San sửa mặt bằng + đổ bê tông lót

    • Tiến hành san sửa mặt bằng (nhân công)
    • Đầm chặt nền bằng máy đầm cóc
    • Với địa hình là đất cát dùng ván khuôn be xung quanh với mục đích hạn chế tình trạng cát chảy vào hố móng gây khó khăn cho thi công
    • Lót giấy dầu để tránh mất nước trong quá trình thi công 
    • Cuối cùng tiến hành đổ bê tông lót
    Công tác đổ bê tông lót trong thi công móng băng Công tác đổ bê tông lót trong thi công móng băng

    Bước 4: Gia công thép móng, ghép coppha và đổ bê tông 

    • Tính toán oder thép móng
    • Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, chủng loại và số lượng thép đã nhận 
    • Tiến hành gia công cốt thép móng theo tiêu chuẩn và đúng kỹ thuật
    • Lắp đặt ván khuôn móng
    • Nghiệm thu cốt thép móng ván khuôn cần đảm bảo các yếu tố như: 
    • Đổ bê tông móng: Có biện pháp đổ bê tông hợp lý, đảm bảo dầm đùi đầy đủ và đều đặn cho tất cả các vị trí nhằm tránh trường hợp bị rỗ
    gia công cốt thep thi công móng băng Công tác gia công cốt thép trong thi công móng băng

    Đổ bê tông thi công móng băng Đổ bê tông thi công móng băng của SBS HOUSE

    Bước 5: Bảo dưỡng bê tông 

    Công tác bảo dưỡng bê tông giúp độ ẩm cho bê tông, tránh trường hợp thủy hóa nhanh. Trường hợp gặp thời tiết nắng nóng thì 30 phút sau bề mặt đông cứng thì thực hiện tưới phun sương ngay. Ngoài ra, tưới liên tục 1-2 giờ/lần đối với buổi ngày và 1 lần/ngày đối với ban đêm. 

    bảo dưỡng bê tông trong quy trình thi công móng băng Bảo dưỡng bê tông giúp giữ độ ẩm của bê tông tránh hiện tượng bị nứt

    Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !










      3. Tại sao bạn nên lựa chọn thi công móng băng?

      Móng băng được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng. Với ưu điểm dễ thi công và giá thành thi công ở mức vừa phải. Cùng với đó là khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều.

      Ngoài ra, thi công móng băng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật thi công cao do đó thời gian thi công lâu hơn. Tuy nhiên với yêu câu kỹ thuật cao sẽ giúp công trình có độ bền, sự chắc chắn. Tuy nhiên, móng băng cần được thi công trên loại hình đất và công trình phù hợp: 

      • Móng băng sử dụng trong trường hợp có nền đất tốt, không nên sử dụng trên nền địa chất bùn đất yếu, tính ổn định thấp
      • Móng băng chỉ phù hợp cho những công trình có quy mô nhỏ, thấp tầng và tải trọng thấp như nhà cấp 4, nhà 2 tầng, nhà  3 tầng, nhà 4 tầng và biệt thự nhà vườn.
      thi công móng băng Móng băng phù hợp với các công trình nhà ở dân dụng

      4. Một số lỗi cơ bản thường gặp phải khi thi công móng băng 

      Dưới đây là những lỗi thường gặp khi thi công móng băng, mời bạn cùng theo dõi!

      • Kích thước móng không đúng với bản vẽ
      • Cách bố trí thép không đúng theo tiêu chuẩn
      • Ván khuôn không chắc chắn, bị bung hoặc bị rời khi đổ bê tông
      • Đầm, dùi không kỹ khi đổ bê tông dẫn đến tình trjang bị rỗ từ đó làm giảm chất lượng móng
      • Tim trụ bị lệch sau khi đổ bê tông xong
      • Bảo dưỡng không đạt và không đúng lúc sẽ làm giảm chất lượng của móng

      5. Những lưu ý khi thi công móng băng mà bạn cần biết

      Trước khi thực hiện thi công móng băng, việc nắm vững các lưu ý quan trọng sẽ đóng vai trò quyết định để đảm bảo hiệu quả và độ bền của công trình xây dựng. Dưới đây là những điểm cần quan tâm để đạt được kết quả tốt nhất:

      • Cần xác định chiều sâu đào hợp lý
      • Khi đào gặp mạch nước ngầm thì phải có biện pháp hút nước và tạo hố thu
      • Thực hiện bố trí thép sàn đúng tiêu chuẩn và kiểm tra kỹ lưỡng
      • Trong quá trình đổ bê tông phải đảm bảo dùi đầy đủ các vị trí để không bị hiện tượng rỗ hay lộ thép làm giảm chất lượng móng
      • Bảo dưỡng kịp thời và đầy đủ để đảm bảo chất lượng móng
      Thi công móng băng cần bố trí thép sàn đúng kỹ thuật Thi công móng băng cần bố trí thép sàn đúng tiêu chuẩn và kiểm tra kỹ lưỡng 

      Thi công móng băng cần được thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật nhằm đảm bảo sự vững chắc cho công trình đồng thời tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn. Hi vọng những thông tin mà SBS HOUSE chia sẻ trên đây đã giúp gia chủ có thêm một số kinh nghiệm để quá trình theo dõi hay nghiệm thu tốt nhất. Hãy liên hệ với SBS HOUSE để được tư vấn thiết kế kiến trúc và xây dựng nhà ở một cách nhanh chóng và được hỗ trợ dự toán chi phí xây nhà.

      >> Tìm hiểu thêm:

      Đánh giá: 5/5. Số lượt vote: 1










        Liên hệ với chúng tôi










          Cách giảm chi phí phát sinh hậu kỳ trong quá trình thi công
          Phát sinh chi phí hậu kỳ trong quá trình thi công là vấn đề mà nhiều chủ nhà quan ngại...
          Nên chọn thi công trọn gói hay đội thi công riêng lẻ để tiết kiệm chi phí?
          Xây dựng nên một tổ ấm tiện nghi, hiện đại và bền vững là niềm mong ước của nhiều gia...
          Nhà vệ sinh bố trí ở mặt tiền có phạm phong thủy không
          Việc bố trí nhà vệ sinh ở mặt tiền có tốt không là câu hỏi được nhiều gia chủ gửi...
          Tình trạng nước mưa trên tầng thượng chảy xuống
          Nước mưa chảy vào trong nhà có 2 trường hợp thường gặp nhất đó là chảy từ vị trí ban...