Quy định chiều cao từng tầng nhà – Chiều cao từ sàn đến trần nhà chuẩn

Bạn thắc mắc về quy định chiều cao từng tầng nhà cho nhà mái bằng, nhà mái thái, nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng… nhưng phải đúng phong thủy. Đối với các gia chủ điều này không hề dễ dàng nhưng với SBS HOUSE cùng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề xây dựng thì đây là bài toán dễ giải quyết. Cùng chúng tôi đọc bài viết này để hiểu hơn về các quy định chiều cao các tầng trong nhà và chiều cao hợp phong thủy cho bạn nhé!

1. Chiều cao từng tầng nhà tính từ đâu?

Việc tính toán chiều cao của từng tầng nhà là vô cùng cần thiết, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, sự cân đối trong thiết kế, cũng như quá trình sử dụng. Chiều cao của mỗi tầng trong nhà đều được quy định rõ ràng. Chiều cao từng tầng nhà sẽ được tính từ sàn nhà lên đến trần nhà của mỗi tầng đó. Tương tự chiều cao của ngôi nhà cũng được tính từ phần sàn của tầng 1 (tầng trệt) lên đến phần cao nhất của mái.

chiều cao các tầngBản vẽ mẫu của SBS HOUSE chiều cao của tầng 1 và tầng 2

>> Xem thêm:

2. Quy định về chiều cao từng tầng nhà ở Việt Nam

Đối với các mẫu nhà phố, nhà ống 1 tầng, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng, 4 tầng, nhà mái thái, mái bằng, đều được quy định rõ ràng. Xem phần bên dưới để biết rõ hơn về chi tiết của quy định nhé! Về quy định chiều cao từng tầng như sau: Trong quy định về chiều cao tầng nhà thì chiều cao tầng thông dụng được phân làm 3 mức cơ bản:

  • Phòng thấp (2,4 – 2,7m).
  • Phòng tiêu chuẩn (3 – 3,3m).
  • Phòng cao (3,6 – 5m).
  • Nhà càng cao thì chi phí xây dựng sẽ tốn kém hơn.

Xem thêm về quy định và cách tính diện tích sàn trong thiết kế và thi công nhà ở. 

chiều cao tầng nhàHình ảnh minh họa chiều cao tầng nhà

Quy định thiết kế chiều cao tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ

  • Đối với đường lộ giới dưới 3.5m thì chỉ được phép xác định chiều cao nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn lầu 1 (tầng 2) và trường hợp này không được làm tầng lửng.
  • Với đường lộ giới từ 3.5m cho đến dưới 20m thì được phép bố trí lửng. Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5.8m.
  • Với đường lộ giới từ 20m trở lên sẽ được phép bố trí lửng với tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 7m.

Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !










    >> Xem thêm:

    Chiều cao nhà theo chức năng phòng

    • Để căn nhà cân đối thì chiều cao phòng khách tầng 1 thông thường nên cao hơn các phòng khác. Chiều cao lý tưởng cho phòng khách là 3.6 – 5m. Những căn phòng khách cao rộng thoáng như thiết kế biệt thự thường tạo được thiện cảm và ấn tượn g với khách thăm nhà.
    • Đối với phòng thờ là nơi trang nghiêm thì nên chú ý chiều cao của phòng thờ không được thấp hơn chiều cao của các phòng thông thường.
    • Với các phòng bếp, phòng ngủ cần sự ấm cúng nên để chiều cao tầng vừa phải 3 – 3.3m. Mặt khác, các phòng khi có trần thấp sẽ giúp điều hòa hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện hơn.
    • Các khu vực khác như gara, phòng tắm, phòng kho có vai trò không quá quan trọng và ít sử dụng chỉ nên thiết kế kiến trúc với chiều cao vừa đủ để có thể tiết kiệm được kinh phí và thời gian xây nhà trọn gói khoảng 2,4 – 2,7m.

    Chiều cao nhà theo diện tích nhà

    Bên cạnh để ý chiều cao tầng theo chức năng thì cũng nên để ý theo diện tích của nhà bạn. Để cân đối cho bề rộng và chiều cao thì các bạn nên nhờ các kts tính toán chiều cao từng tầng hợp lý. Cùng với đó là để chiều cao tầng phù hợp với cầu thang. Nhờ đó mà việc đi lại trong các không gian thuận tiện trong các không nhà phố chật hẹp. Chiều cao hợp lý nhất nên khoảng 3m.

    Chiều cao nhà theo phong cách nhà ở

    • Nhà phong cách hiện đại: Thường là làm trần thạch cao, lối trang trí tối giản. Tầng 1 (tầng trệt) thường có chiều cao từ 3.6 – 3.9m là phổ biến. Từ tầng 2 trở lên thì chiều cao là 3.3 – 3.6m.
    • Nhà phong cách tân cổ điển: Tầng 1 (tầng trệt) thường là 3.9m. Từ tầng 2 trở lên là 3.6m, tầng trên cùng có thể là 3,3m.
    • Nhà phong cách cổ điển Pháp: Tương tự như Tân cổ điển, tuy nhiên tầng 1 nếu làm trần gỗ cầu kỳ có thể sẽ cao hơn, khoảng tầm 4m.
    • Nhà biệt thự phong cách dinh thự: Chiều cao tầng 1 thường sẽ dao động từ 4.2 – 4.5m. Tầng 2 trở lên là từ 3.6 – 3.9m.

    Chiều cao nhà theo khí hậu khu vực

    Một điều mà bạn cũng nên để ý tới đó là khí hậu. Ở miền Bắc mà hè rất nóng và mùa đông lạnh rét thì chiều cao mỗi tầng nên 3 – 3.6m. Miền Nam nóng quanh năm và có hai mùa mua và mùa khô nên chiều cao nhà ở hợp phong thủy nên là 3.6 – 4.5m cần cao thoáng để nhà luôn mát, không ẩm thấp.

    >> Xem thêm: Mẫu nhà 2 tầng đẹp ở nông thôn

    3. Chiều cao từng tầng nhà theo phong thủy

    Chiều cao nhà theo thước lỗ ban được tính theo số bậc cầu thang thường lấy các trị số đẹp thuộc cung “Sinh” trong quan niệm “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” như: 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc, 25 bậc.

    >> Xem thêm: Bảng tra thước lỗ ban chuẩn phong thủy

    Chiều cao ngôi nhà phù hợp với phong thủy

    4. Quy định chiều cao tầng trệt đối với các công trình xây dựng

    Chiều cao tầng trệt được tính từ mặt sàn tầng 1 đến sàn tầng kế tiếp, đối với ngôi nhà cấp 4 chỉ có 1 tầng thì chiều cao tầng trệt bằng với chiều cao nhà được tính từ sàn nahf lên đỉnh mái.

    Quy định về chiều cao tầng trệt sẽ phụ thuộc vào lộ giới của ngôi nhà và có các trường hợp như sau:

    • Chiều rộng lộ giới lớn hơn 20m thì chiều cao tầng trệt tối đa có thể xây dựng đó là 7m
    • Chiều rộng lộ giới từ 7m đến 12m thì chiều cao tầng trệt tối đa là 5,8m
    • Chiều rộng lộ giới dưới 3,5m thì chiều cao tầng trệt tối đa có thể xây dựng được là 3,8m

    Theo kinh nghiệm thiết kế và xây dựng của SBS HOUSE thì phần lớn chiều cao tầng trệt lý tưởng sẽ nằm ở khoảng 3,8m cho đến 5m tùy vào lộ giới của căn nhà để căn chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp.

    Trên đây là những quy định về chiều cao tầng trệt cho các công trình nhà phố, có một lưu ý cho các công trình dân dụng về chiều cao tầng trệt như sau:

    • Quy định về chiều cao tầng trệt của các công trình dân dụng còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, quy hoạch của từng khu vực.
    • Ngoài ra để lựa chọn chiều cao cho tầng trệt hay cho cả căn nahf bạn cần chú ý và chi phí đầu tư và các khoản chi phí bảo trì bảo dưỡng về sau.

    Nếu xây nhà từ 2 tầng trở lên thì chiều cao nhà theo thước lỗ ban. Các tầng sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang. Đối với nhà có diện tích lớn như biệt thự thì sẽ dùng cách tính bậc cầu thang để xác định chiều cao tầng. Đối với nhà có diện tích nhỏ vì thế diện tích cho cầu thang cũng nhỏ. Nếu tầng quá cao dẫn đến 2 trường hợp là các bậc cầu thang sẽ bị dốc hoặc nhiều hơn số bậc cầu thang phong thủy (ra khỏi cung “sinh”). Riêng những ngôi nhà ống, nhà lô, nhà phố điển hình thì chiều cao phù hợp nhất vẫn là 3 – 3.4m từ tầng 2 trở lên. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về quy định chiều cao các tầng trong nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi đến cuối bài viết. Mọi thắc mắc hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

    >> Xem thêm:

    Đánh giá: 4.2/5. Số lượt vote: 17

    Liên hệ với chúng tôi










      Cầu thang hướng ra cửa chính và từ cửa chính hướng vào bếp có phạm phong thủy không?
      Theo quan niệm dân gian xưa, cầu thang hướng ra cửa, hay bếp hướng ra cửa chính sẽ phạm phong...
      Nhà thầu thi công không giống với thiết kế?
      Khi lựa chọn dịch vụ thiết kế kiến trúc của SBS HOUSE, chủ đầu tư hoàn toàn yên tâm về...
      Hồ sơ xây dựng nhà hoàn chỉnh gồm những gì?
      Hồ sơ hoàn chỉnh khi xây nhà gồm phần kiến trúc, kết cấu, hạng mục điện, nước, nội thất và...
      Chất liệu làm nội thất giường, tủ và tủ bếp
      Tủ bếp, giường ngủ và tủ kệ tivi,... là những món đồ nội thất quan trọng trong nhà, chúng ta...