Sàn không dầm là gì? Cấu tạo, Ưu & Nhược điểm của sàn không dầm

Sàn không dầm là giải pháp hiệu quả trong xây nhà phần thô, thi công nhà ở. Một mặt giúp tiết kiệm thời gian xây dựng, linh hoạt trong thiết kế, một mặt vừa có khả năng chịu lực tốt hơn so với sàn truyền thống. Vậy sàn không dầm này có những ưu điểm nào so với sàn bê tông truyền thống? Cùng tìm hiểu bài viết của SBS HOUSE ngay sau đây nhé.

1. Sàn không dầm là gì?

Theo kết cấu kiến trúc xây dựng, sàn có hai loại là sàn có dầm và sàn không dầm. Trong đó, sàn có dầm được coi là loại sàn truyền thống và được sử dụng phổ biến trong nhiều năm. Tuy nhiên, sàn không dầm ra đời muộn hơn, và được coi là một giải pháp hữu ích trong việc tiết kiệm không gian, đặc biệt là nhà phố và nhà ống.

Sàn không dầm là loại sàn không cần sử dụng đến các thanh dầm ngang, dọc đỡ ở bên dưới mà chúng liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình.

sàn không dầmSàn không dầm giải pháp hữu ích trong việc tiết kiệm không gian

>> Tìm hiểu thêm: Dầm console (công xôn) là gì?

2. Cấu tạo sàn không dầm

Cấu tạo đặc trưng đem lại ưu việt cho sàn bê tông không dầm chính là sự phối hợp của lưới thép và các phần vật liệu rỗng. Trong đó, lưới thép có nhiệm vụ phân bổ và định vị vật liệu tại những vị trí chính xác còn các phần vật liệu rỗng sẽ định hình thể tích lỗ rỗng và định dạng lưới thép.

sàn phẳng không dầmCấu tạo vật liệu và lưới thép sàn bê tông không dầm

Công nghệ sàn không dầm đã tạo ra bước đột phá lớn trong thi công khi loại sàn này liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình. Chính vì thế, sàn không dầm đã tạo ra những ưu điểm về cả đặc tính kỹ thuật cũng như về kinh tế.

Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !











    3. Ưu điểm và nhược điểm sàn phẳng không dầm

    3.1. Ưu điểm

    • Khả năng chịu lực

    Sàn bê tông không dầm có độ cứng chống uốn đạt gần 87%, gần bằng với độ võng so với sàn đặc. Trong khi đó, lượng bê tông vẫn ít hơn, chỉ khoảng 50% so với thông thường. Chiều dày dù khác nhau nhưng sàn bê tông không dầm vẫn có thể chịu được tải trọng gấp đôi kể cả khi cắt giảm trọng lượng bê tông.

    sàn không dầmCấu tạo đặc trưng đem lại ưu việt cho sàn bê tông không dầm

    • Tiết kiệm chiều cao cho công trình xây dựng

    So với sàn dầm truyền thống, sàn không dầm tiết kiệm chiều cao hơn, giảm chi phí xây tô và vỏ bao.

    sàn bê tông không dầmSàn không dầm tiết kiệm chiều cao cho công trình xây dựng

    • Linh hoạt trong thiết kế

    Nhờ vào hiệu quả giảm chiều cao tổng thể của công trình mà sàn không dầm có thể tăng số tầng chức năng.

    • Mức độ thân thiện với môi trường

    Với việc loại bỏ phần bê tông ở giữa của tiết diện sàn đã đem lại những lợi ích đáng kể. Làm giảm thiểu tác động đến môi trường nhờ giảm được các tài nguyên sử dụng và các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công.

    3.2. Nhược điểm

    Dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên sàn không dầm vẫn có một số nhược điểm cần được cải thiện.

    • Đẩy nổi tấm sàn

    Trong quá trình đổ bê tông phải kiểm soát được chất lượng của cốp pha, nếu không sẽ gây ra xô lệch bóng hoặc đẩy nổi tấm sàn. Việc này khiến cho chiều dày sàn tăng thêm so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông mỏng và sẽ gây tác động lên kết cấu của công trình.

    • Rỗ đáy

    Ở một vài công trình mới sử dụng công nghệ sàn không dầm xuất hiện hiện tượng rỗ đáy này. Khi tháo ván khuôn sẽ có một vài vị trí nhìn thấy đáy, làm mất thẩm mỹ cho công trình và ảnh hưởng đến chất lượng sàn.

    Việc xây dựng các phương án chịu lực của sàn không dầm khá phức tạp. Đòi hỏi thiết kế phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo được chất lượng sàn. Do đó, cần đến sự trợ giúp của các kiến trúc sư có kiến thức chuyên môn cao.

    4. Một số câu hỏi thường gặp về sàn không dầm

    4.1. Sàn không dầm dày bao nhiêu

    Độ dày sàn không dầm tại mỗi công trình sẽ có sự chênh lệch nhau tương đối. Bởi khi xây dựng thì có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện và sử dụng. Vì vậy độ dày sàn không dầm phụ thuộc vào một vài yếu tố như:

    • Kích thước và khoảng cách các nhịp
    • Tải trọng của công trình xây dựng
    • Chiều cao của công trình

    Từ những yếu tố trên thì đơn vị thi công sẽ lựa chọn cách thiết kế sàn không dầm cho phù hợp nhất với công trình. Trong thực tế thì với các cách thiết kế sàn không dầm thì độ dày sàn sẽ là 180mm, 230mm, 280mm. Còn đối với các công trình đặc thù, để đảm bảo an toàn thì độ dày sàn là: 340mm, 390mm, 450mm.

    4.2. Xây tường trên sàn không có dầm được không

    Sàn không dầm bản ᴄhất là hệ ѕàn làm ᴠiệᴄ dựa trên ᴄáᴄ bản ѕàn dàу ᴄhiều ᴄao lớn, trong hệ ѕàn luôn ᴄó thép ᴠới mật độ dàу hơn ѕàn dầm. Vì ᴠậу tường ᴄó thể хâу trựᴄ tiếp trên ѕàn mà không ᴄần dầm ᴠì luôn ᴄó thép ở dưới. 

    Bài viết trên của SBS HOUSE đã cho bạn hiểu thêm về sàn không dầm. Bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng và các ưu nhược điểm của loại sàn này. Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé! 

    >> Xem thêm:

    Đánh giá: 5/5. Số lượt vote: 2











      Liên hệ với chúng tôi











        Bảng giá thiết kế & thi công nhà phố, biệt thự tại SBS HOUSE
        Trong báo giá, SBS HOUSE lắng nghe, hiểu rõ những gì khách hàng mong muốn nhằm đề xuất giải pháp...
        Các yếu tố ảnh hưởng đến giá xây nhà trọn gói tại SBS HOUSE
        Hiện tại, SBS HOUSE cung cấp dịch vụ thiết kế và xây nhà trọn gói tại các tỉnh miền Trung...
        Nhà ở có thực sự cần thiết để thiết kế nội thất hay không? Hay mình tự mua ở siêu thị nội thất, hoặc tự tìm xưởng thi công nội thất theo ý của mình?
        Thiết kế nội thất rất quan trọng sẽ giúp gia chủ xem được toàn bộ không gian 3D trong nhà...
        Diện tích tính theo giọt nước là như thế nào?
        Diện tích giọt nước hay còn gọi là giọt ranh, có nghĩa ranh giới ở sàn mái và khi giọt...