Cọc khoan nhồi là gì? Quy trình thi công cọc khoan nhồi chuẩn nhất

Cọc khoan nhồi được xem là giải pháp xử lý nền móng và được áp dụng nhiều trong xây dựng nhằm đảm bảo vững chắc và sự an toàn cho công trình. Vậy cọc khoan nhồi có ưu điểm và nhược điểm gì và tiêu chuẩn thi công loại cọc này như thế nào. Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Cọc khoan nhồi là gì? 

Cọc khoan nhồi là một loại móng sâu và được đặt tại chỗ vào nền đất nhờ phương pháp khoan tạo lỗ. Theo đó, việc tạo lỗ được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như đào thủ công hoặc sử dụng máy khoan. 

2. Cấu tạo cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi bao gồm cốt thép cọc, cốt thép đai, thép đai tăng cường, con kê bảo vệ cốt thép, ống thăm dò và móc treo. Cọc khoan nhồi có đường kính dao động từ 60 – 300 cm nên có thể đáp ứng với tất cả các công trình lớn nhỏ khác nhau. Trường hợp đường kính cọc <76cm thì người ta quy ước là cọc nhỏ và ngược lại. Với sự hỗ trợ đắc lực của máy móc hiện đại thì việc thi công khoan nhồi với độ sâu và độ rộng cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Hiện nay, thi công cọc khoan nhồi ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng với các dạng công trình như: nhà ở, nhà cao tầng, công trình xây dựng có kết cấu tải trọng lớn, công trình cầu cảng,…

Cọc khoan nhồi là gìCọc khoan nhồi là một loại móng sâu và được đặt tại chỗ vào nền đất nhờ phương pháp khoan tạo lỗ (Nguồn: Sưu tầm)

3. Ưu điểm và nhược điểm của cọc khoan nhồi

3.1. Ưu điểm

Cọc khoan nhồi được ứng nhiều trong các công trình xây dựng bởi những ưu điểm như:

  • Mang lại hiệu quả an toàn cao trong các công trình xây dựng
  • Có thể dễ dàng thi công với nhiều địa hình khác nhau, nền đất, địa tầng phức tạp
  • Khả năng chịu trọng tải lớn và tốt hơn so với các cọc khoan khác
  • Cọc khoan nhồi được đúc trực tiếp nên trong quá trình thi công có thể thay đổi chiều dài, đường kính của cọc nhằm phù hợp với tình trạng đất nền hoặc quy mô của công trình đó. 
  • Hạn chế được tiếng ồn và tác động đến môi trường xung quanh nên cọc khoan nhồi có thể thực hiện trong các khu vực dân cư đông đúc và không ảnh hưởng đến các công trình lân cận
  • Rút ngắn công đoạn đóng cọc sẵn, vận chuyển,…
  • Cọc khoan nhồi được đổ bê tông liền khối nên có độ ổn định và khả năng chịu lực cao.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì cọc khoan nhồi cũng có một số điểm hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp đơn vị thi công không khảo sát kĩ, thiết kế cũng như quá trình thi công không đảm bảo thì cọc khoan nhồi sẽ có những hiện tượng co thắt, thay đổi tiết diện cọc khoan hay bê tông bị rửa trôi, lỗ khoan cọc bị lệch, rỗ mặt thân cọc do mưa,…
  • Quá trình thi công cọc khoan nhồi sẽ phụ thuộc vào thời tiết
  • Công trường thi công dễ xảy ra tình trạng lầy lội bởi nước, qua đó sẽ làm tăng chi phí phát sinh 
thi công cọc khoan nhồiCọc khoan nhồi có thể thi công trên địa hình phức tạp tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (Nguồn: Sưu tầm)

Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !










    4. Các loại cọc khoan nhồi phổ biến hiện nay

    Để đáp ứng với tính chất và quy mô của mỗi công trình thì cọc khoan nhồi bao gồm các loại như:

    Cọc khoan nhồi đơn giản tiết diện hình trụ và được thi công bằng các phương pháp khoan như khoan rửa ngược, khoan gầu,…

    Cọc khoan nhồi mở rộng đáy: Là loại cọc hình trụ và có đường kính đáy được mở rộng lớn hơn so với đường kính của thân cọc. Chính vì được mở rộng đáy và mở nhiều đợt ở thân cọc nên sẽ có sức chịu trọng tải lớn hơn với cọc thông thường.

    Cọc barrette: Có tiết diện và hình dạng đa dạng như hình chữ nhật, hình chữ L, chữ H hoặc chữ thập và được tạo lỗ bằng gầu khoan. Ngoài ra, cọc barrette có sức chịu trọng tải lên đến 6000T nên rất phù hợp với công trình có nhiều tầng hầm.

    Cọc khoan nhồi có xói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy: Được áp dụng công nghệ rửa đáy bằng phương pháp xói áp lực lớn và bơm vữa xi măng gia cường đáy. Đây là loại cọc hiện đại nhất trong các loại cọc nhồi và tăng sức chịu trọng tải cực lớn. 

    Quy trình thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi 

    Tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi gồm các bước như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị và định vị cọc khoan nhồi

    Bước 2: Rung hạ ống vách

    Bước 3: Tiến hành khoan tạo lỗ

    Bước 4: Thực hiện kiểm tra độ sâu và vệ sinh hố khoan

    Bước 5: Lắp dựng cốt thép

    Bước 6: Thổi rửa đáy hố khoan

    Bước 7: Cuối cùng đổ bê tông cọc khoan nhồi

    Bước 8: Lắp đầu cọc nhồi sau đó rút ống vách

    Bước 9: Cuối cùng kiểm tra độ chính xác và an toàn của cọc, sau đó nghiệm thu công trình

    các bước thi công cọc khoan nhồiCác bước thi công cọc khoan nhồi (Nguồn: Sưu tầm)

    Trên đây là những thông tin về cọc khoan nhồi mà SBS HOUSE chia sẻ đến bạn nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cọc này trong xây dựng. SBS HOUSE là đơn vị thiết kế và xây dựng nhà uy tín và hàng đầu tại Đà Nẵng, tự tin đem lại sản phẩm ngôi nhà hoàn hảo và chất lượng nhất cho khách hàng.

    > Xem thêm:

    Rate this post

    Liên hệ với chúng tôi










      Cầu thang hướng ra cửa chính và từ cửa chính hướng vào bếp có phạm phong thủy không?
      Theo quan niệm dân gian xưa, cầu thang hướng ra cửa, hay bếp hướng ra cửa chính sẽ phạm phong...
      Nhà thầu thi công không giống với thiết kế?
      Khi lựa chọn dịch vụ thiết kế kiến trúc của SBS HOUSE, chủ đầu tư hoàn toàn yên tâm về...
      Hồ sơ xây dựng nhà hoàn chỉnh gồm những gì?
      Hồ sơ hoàn chỉnh khi xây nhà gồm phần kiến trúc, kết cấu, hạng mục điện, nước, nội thất và...
      Chất liệu làm nội thất giường, tủ và tủ bếp
      Tủ bếp, giường ngủ và tủ kệ tivi,... là những món đồ nội thất quan trọng trong nhà, chúng ta...