Quy trình và kinh nghiệm thi công sàn gỗ đúng kỹ thuật của SBS HOUSE

Việc thi công sàn gỗ đúng kỹ thuật tạo nên một diện mạo đẹp và đảm bảo sự bền và ổn định cho không gian sống. Trong đó, quy trình thi công lát sàn gỗ không đúng kỹ thuật không chỉ là một chuỗi các bước thực hiện mà còn là thể hiện sự chỉn chu và đem đến không gian sống tiện nghi và bền chắc. Ở nội dung bài viết này, SBS HOUSE chia sẻ quy trình và kinh nghiệm thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên, công nghiệp đẹp và tối ưu nhất.

1. Quy trình thi công sàn gỗ đúng kỹ thuật của SBS HOUSE

SBS HOUSE cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công trọn gói nhà phố, biệt thự tại các tỉnh miền trung và miền nam. Xin gia chủ lưu ý, SBS HOUSE không nhận thi công sàn gỗ riêng lẻ. 

Với 21 giải pháp & kỹ thuật thi công mới và tối ưu nhất kết hợp với đội ngũ kỹ sư, thợ thầy giàu kinh nghiệm và tận tâm, những công trình SBS HOUSE thi công và bàn giao cho gia chủ giống >95% so với bản vẽ thiết kế và hoàn thành bàn giao ngôi nhà đúng tiến độ như đã cam kết. 

1.1. Công tác chuẩn bị

Trong quá trình thi công sàn gỗ công nghiệp hay tự nhiên gồm có 03 công tác thực hiện bao gồm: công tác chuẩn bị, công tác thi công và công tác nghiệm sau khi lắp đặt. 

  • Trước khi thi công, kỹ sư giám sát công trình sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận lại khối lượng thi công theo báo giá
  • Thống nhất với chủ đầu tư về mẫu mã như mã ván sàn, bề dày của sàn gỗ và loại nẹp,…
  • Kỹ sư SBS HOUSE kiểm tra bề mặt nền lát sàn gỗ phải bằng phẳng tuyệt đối và cote nền giữa sàn gỗ và gạch phải được xác định chính xác
  • Điều kiện để thi công lát sàn gỗ: Được lắp đặt sau khi thi công cửa xingfa và nền đã cán bằng phẳng 

1.2. Quy trình thi công

  • Bước 1: Trải lớp xốp lót (foam cao su)

Lớp xốp lót này có tác dụng chống ẩm, cân bằng và hạn chế tiếng ồn trong quá trình sử dụng. 

Trải bề mặt có tráng nilon của tấm lót xuống mặt dưới và cách chân tường khoảng 40mm. 

Dùng băng keo để dính giữa 2 lớp lót với nhau hoặc đặt chúng chồng mí lên nhau. 

quy trình thi công sàn gỗCông tác thực hiện trải foam cao su giúp ổn định sàn khi lát sàn gỗ

  • Bước 2: Tiến hành thi công sàn gỗ

Thợ thi công bắt đầu ghép các tấm ván sàn từ góc trái của căn phòng, luôn lấy theo chiều của nguồn ánh sáng để làm nổi vân gỗ. Các mép nối đầu mỗi thanh gỗ được ghép so le nhau. 

Duy trì khoảng cách giữa mép chân tường với sàn gỗ và khoảng cách giữa các tấm ván sàn gỗ khoảng 10mm để ghép mộng cho tấm cuối cùng. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng cách an toàn để sàn gỗ có thể giãn nở. 

  • Bước 3: Nẹp kết thúc sàn

Bước cuối cùng trong quy trình thi công lát sàn gỗ là dùng nẹp kết thúc sàn với tấm ghép cuối cùng. 

Che kín khoảng cách giữa tấm ván cuối cùng và chân tường bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc.  Và len chân tường sẽ được ốp sau khi nội thất hoàn thiện.

thi công lát sàn gỗCông tác thi công lát sàn gỗ công nghiệp

Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !










    1.3. Công tác nghiệm thu

    Sau khi hoàn thành công tác thi công ốp lát sàn gỗ thì kỹ sư giám sát công trình sẽ tiến hành kiểm tra và nghiệm thu như sau: 

    • Nghiệm thu độ bằng phẳng của sàn

    Kiểm tra bằng mắt thường chỉ áp dụng với các trường hợp lồi lõm thể hiện rõ. Có nhiều trường hợp sàn gỗ bị lồi lõm nhẹ cần phải dùng thước nhôm hoặc thước chuyên dụng để đo độ phẳng

    Dung sai tối đa cho phép giữa mép và đầu nối của 2 thanh ván sàn liền kề nhau là 0,1mm. 

    • Kiểm tra bề mặt sàn

    Tiến hành kiểm tra bề mặt của tấm ván để xem ván sàn có đều màu không. Trường hợp những tấm không đều màu do sai mã hoặc màu sắc không đồng đều cần được thay lại để đảm bảo tính thẩm mỹ. 

    Thay các tấm bị trầy xước trong quá trình thi công

    Kiểm tra sàn có hoạt động ổn định không bằng cách đi lại trên toàn bộ diện tích lắp đặt để xem sàn nhà có phát ra tiếng kêu hay không. 

    • Kiểm tra nẹp, len chân tường
    • Kiểm tra phần phào nẹp phải thẳng, các điểm nối không được cong lên
    • Các đoạn phào nẹp có chiều dài tối thiểu 1,5m – 2m để đảm bảo tính thẩm mỹ. 
    tiêu chuẩn nghiệm thu thi công lát sàn gỗSau khi hoàn thành các bước thi công sàn gỗ, kỹ sư giám sát của SBS HOUSE sẽ kiểm tra độ bằng phẳng của sàn, nẹp, len chân tường

    2. Một số lỗi thường gặp khi thi công lát sàn gỗ 

    Dưới đây là một số lỗi thường gặp trong quá trình thi công sàn gỗ mà kỹ sư của SBS HOUSE liệt kê, qua đó giúp chủ đầu tư nghiệm thu cho công trình của mình nếu tự thi công và nhà thầu tránh mắc phải: 

    • Lát sàn gỗ mà không chừa khoảng hở vị trí sát tường. Thông thường chừa khoảng từ 10-12mm để sàn gỗ giãn nở, tránh ván bị phồng rộp cong vênh
    • Không chống thấm bề mặt nền trước khi lát ván sàn đối với vị trí dễ ẩm như nền tầng 1
    • Bề mặt nền chưa đảm bảo độ bằng phẳng mà lát ván sàn lên. Dẫn đến bề mặt ván sàn bị bộp, cong vênh sau khi hoàn thiện.
    • Vị trí sàn gỗ tiếp giáp với sàn ngoài bị chênh cote. Dẫn đến khi lắp nệp sẽ bị chênh, gây mất thẩm mỹ và đi dễ vấp chân nguy hiểm
    • Không sử dụng xốp lót chuyên dụng dành cho sàn gỗ. Cần sử dụng xốp lót để đảm bảo độ bằng phẳng, cân bằng cho nền sàn, giúp phần nào chống ẩm, chống thấm và đi lại êm ái.
    • Hèm khóa sàn gỗ không đảm bảo, dẫn tình trạng phát ra tiếng kêu sau khi hoàn thiện
    • Bề mặt sàn sau khi hoàn thiện không có phương án vệ sinh, bảo vệ. Dẫn đến trầy xướt bề mặt ván
    thi công lắp đặt sàn gỗCác lỗi thường gặp khi thi công sàn gỗ như không chừa khoảng hở vị trí sát tường, hèm khóa sàn gỗ không đảm bảo,…

    Sự cẩn trọng từ việc chuẩn bị vật liệu đến việc thực hiện thi công sàn gỗ đúng kỹ thuật, tạo nên một không gian nội thất đẹp mắt và thể hiện sự chuyên nghiệp. Với thông tin SBS HOUSE chia sẻ trên đây, hy vọng gia chủ nắm rõ các quy trình lát sàn gỗ cũng như một số kinh nghiệm để công tác nghiệm thu cho công trình nhà ở của mình trở nên thuận lợi hơn. 

    >> Tìm hiểu thêm: Quy trình thi công conwood đúng kỹ thuật của SBS HOUSE

    Rate this post










      Liên hệ với chúng tôi










        Diện tích tính theo giọt nước là như thế nào?
        Diện tích giọt nước hay còn gọi là giọt ranh, có nghĩa ranh giới ở sàn mái và khi giọt...
        Có nên thiết kế bố trí phòng bếp trước nhà, phòng khách sau nhà trong nhà phố?
        Hiện nay, việc bố trí phòng bếp trước nhà và phòng khách sau nhà ở nước ngoài rất nhiều, đặc...
        Cần chuẩn bị những gì trước khi quyết định chọn đơn vị thiết kế thi công trọn gói
        Để chọn một đơn vị thiết kế sẽ quyết định dễ dàng hơn so với việc quyết định chọn đơn...
        Các thiết kế của SBS đều có giếng trời, liệu mùa hè có bị nắng không?
        Thực tế, không phải công trình nào ở SBS đều có ô giếng trời. Thông thường, những công trình nhà...