KỸ THUẬT CÁN NỀN

Cán nền là một trong những công đoạn quan trọng trong xây dựng nhà ở. Nền nhà có đẹp, bằng phẳng, đảm bảo chất lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của thợ cán nền. Với phạm vi bài viết này, Công ty thiết kế và xây dựng SBS HOUSE Đà Nẵng xin chia sẽ một số Kỹ thuật cán nền, hy vọng những kinh nghiệm này sẽ hữu ích cho ngôi nhà của bạn.

1. Chuẩn bị

  • Tuân thủ các yêu cầu của thiết kế khi thực hiện công tác cán nền như cấp phối, quy cách cán, chiều dày cán…
  • Mặt nền phải được vệ sinh sạch sẽ, đục lớp vữa xi măng bám trên mặt do rơi vãi trong quá trình xây, tô…
  • Đối với nền phòng vệ sinh hoặc khu vực tiếp xúc với nước (ban công, bồn hoa, hồ nước, sân thượng,..) phải được chống thấm và thử nước kỹ thuật trước khi tiến hành công tác cán nền.
  • Tưới ẩm nền trước khi cán vữa xi măng
  • Quét lớp hồ dầu liên kết giữa sàn BTCT và lớp vữa cán nền
  • Kỹ thuật cán nềnBước chuẩn bị cán nền.

Công trình thiết kế thi công trọn gói của SBS HOUSE

>> Xem thêm:

Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !










    2. Định vị

    • Trước khi cán vữa, trắc đạc bật mực, khôi phục lại cao độ chuẩn+1m trên tường đã tô trát.
    • Kiểm tra cao độ mốc cán nền (ghém) từ cao độ chuẩn +1m.
    • Từ các mốc cán (ghém) ở chân tường, gắn các mốc cán (ghém)giữa sàn.
    • Mặt của mốc cán (ghém) là cao độ mặt sàn hoàn thiện sẽ cán.
    • Mốc cán (ghém) không quá to, ảnh hưởng chất lượng mặt nền cán.
    • Khoảng cách giữa các cục ghém không được cách quá xa với chiều dài thước sử dụng gạt hồ tạo mặt phẳng (thông thường khoảng từ 2-2.5m).

      Kỹ thuật cán nền đúng cáchĐịnh vị độ cao của nền

    >> Xem thêm:

    3. Kỹ thuật cán nền

    • Tiến hành cán nền dựa vào mốc đã ghém.
    • Trải hồ à Đầm chặt hồ à Dùng thước nhôm dài từ 2-3m gạt đều hồ bằng mặt cục ghém và Xoa mặt (xoa nhám mặt nền đối với nền lát gạch và xoa nhẵn mặt đối với nền lát sàn gỗ, sàn nhựa…)
    Kỹ thuật trong cán nền

    4. Một số lỗi thường gặp khi thi công cán nền

    • Sàn bị bong, bộp do cán bằng hồ khô, trước khi cán không tưới nước làm ẩm sàn bê tông.
    • Cấp phối vữa không đúng,cát bẩn gây ra rỗ, nứt mặt sàn.
    • Cao độ sàn cán không phẳng, do mốc cán (ghém) sai lệch.
    • Mặt sàn bị rỗ do cát bẩn lẫn trong vữa.
    Một số lỗi thường gặp trong cán nền

    >> Xem thêm: Các loại cát xây dựng – Cách lựa chọn cát xây dựng phù hợp

    5. Đánh giá và nghiệm thu nền sau khi cán nền

    • Mặt nền cán phẳng.
    • Mặt nền cán đúng cao độ thiết kế, đảm bảo độ dốc ở những vị trícần đánh dốc.
    • Lớp vữa cán đảm bảo độ dày, mác vữa(cấp phối) đúng yêu cầu kỹthuật.
    • Lớp vữa cán đặc chắc, không bong bộp.

    >> Xem thêm:

    Đánh giá: 5/5. Số lượt vote: 1

    Liên hệ với chúng tôi










      Cầu thang hướng ra cửa chính và từ cửa chính hướng vào bếp có phạm phong thủy không?
      Theo quan niệm dân gian xưa, cầu thang hướng ra cửa, hay bếp hướng ra cửa chính sẽ phạm phong...
      Nhà thầu thi công không giống với thiết kế?
      Khi lựa chọn dịch vụ thiết kế kiến trúc của SBS HOUSE, chủ đầu tư hoàn toàn yên tâm về...
      Hồ sơ xây dựng nhà hoàn chỉnh gồm những gì?
      Hồ sơ hoàn chỉnh khi xây nhà gồm phần kiến trúc, kết cấu, hạng mục điện, nước, nội thất và...
      Chất liệu làm nội thất giường, tủ và tủ bếp
      Tủ bếp, giường ngủ và tủ kệ tivi,... là những món đồ nội thất quan trọng trong nhà, chúng ta...