Bí quyết kiến trúc sư giỏi thành công

Với những sinh viên kiến trúc mới ra trường hay các kiến trúc sư trẻ khi mới bước chân vào một văn phòng kiến trúc và phát triển sự nghiệp là một thử thách rất khó khăn. Cá nhân mình đã có 9 năm hành nghề, mình biết rằng, mỗi bước đi là mỗi thách thức. Khi mình nhìn lại những thất bại và thành công trong sự nghiệp của mình, mình đã nhận ra những điểm chung của những KTS thành công. Và mình biết rằng việc chia sẻ những bí quyết trở thành kiến trúc sư giỏi cho các bạn sẽ là điều mình phải làm.

Bí quyết giúp bạn trở thành kiến trúc sư giỏi không ai có thể thay thế được

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc cũng như dự đoán sự phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Kiến trúc sư cung cấp các giải pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kĩ thuật) cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.

TOP 3 kiến trúc sư nổi tiếng nhất Việt Nam với các công trình tiêu biểu.

Kiến trúc sư là gì?Bí quyết thành công nghề kiến trúc sư xây dựng (Nguồn: Sưu tầm)

1. Tìm người hướng dẫn

Người ta nói may mắn nhất cuộc đời con người không phải trúng số độc đắc mà là gặp được người thầy tốt. Những người đi trước, những đồng nghiệp kiến trúc của bạn là nguồn kiến thức vô tận mà bạn có thể học hỏi. Hãy mạnh dạn tìm đến KTS có kỹ năng và kinh nghiệm trong nghề mà bạn ngưỡng mộ để theo chân học hỏi.

kiến trúc sư là gìKỹ năng để trở thành một kiến trúc sư giỏi (Nguồn: Sưu tầm)

Những kiến thức mà bạn nhận được từ những người đi trước sẽ giúp bạn rất lớn trong việc phát triển sự nghiệp của mình. Điều đơn giản nhất mà bạn có thể bắt đầu làm là mời họ một tách trà hay cafe, cùng ngồi nói chuyện và nhờ họ đưa ra những lời khuyên, kiến thức chuyên môn. Hoặc tốt hơn nữa, nếu là đàn ông với nhau bạn hãy thử mời người đó đi uống vài cốc bia để thân mật hơn và bạn sẽ nhận lại được kết quả bất ngờ.

Báo giá các dịch vụ của SBS HOUSE:

2. Chia sẻ lại những kiến thức

Bạn nên nhớ rằng những kiến trúc sư giỏi là người sẽ chia sẻ cho bạn những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức. Cuộc đời là “con đường 2 chiều” nếu bạn đã nhận lại thì bạn phải cho đi những kiến thức đó nếu muốn là người thành công. Hãy thử chia sẻ những điều hay ho mà bạn biết cho các đồng nghiệp. Bạn sẽ nhận lại được gì khi chia sẻ những kiến thức đó. Thực sự, bạn không nên mong chờ những gì nhận lại được, mà thứ bạn nhận lại được là tâm thái thoải mái, thanh tịnh.

3. Tạo cho mình mạng lưới

Kiến trúc là một ngành công nghiệp dịch vụ, dịch vụ do bạn cung cấp tốt hay không phụ thuốc vào mạng lưới quan hệ của bạn mạnh hay yếu. Một mạng lưới tốt sẽ giúp công việc của bạn suôn sẻ hơn và mở ra vô số cơ hội. Đừng phá bỏ những mối quan hệ xung quanh.

Kiến trúc sư cần có những gìMạng lưới tốt sẽ giúp công việc của bạn suôn sẻ hơn và mở ra vô số cơ hội (Nguồn: Sưu tầm)

Hãy biết nắm bắt, gìn giữ những mối quan hệ mới cũng như mối quan hệ bạn đang có. Sự uy tín của bạn phụ thuộc nhiều vào những mối quan hệ ấy. Những mối quan hệ cũ sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ mới giúp ích cho công việc của bạn.

Những ý tưởng mặt tiền nhà phố 3 tầng hiện đại nhưng độc đáo.

4. Năm bắt cơ hội

Khi bạn mới vào công ty nào đó, bạn luôn muốn thể hiện bản thân. Để được thể bản thân mình ở một môi trường mới là điều vô cùng khó khăn.

Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư thành công Biết nắm bắt cơ hội để thành công (Nguồn: Sưu tầm)

Thế nên, bạn nên vạch ra một chiến thuật. Dù nhận được công việc nào, bạn cũng làm rất nghiêm túc. Bạn nên thường dành thêm thời gian sau giờ làm để chau chuốt kỹ lưỡng hơn cho thiết kế của mình. Đêm về, bạn thử lên những kế hoạch, phương án tối ưu hơn để hôm sau đề xuất. Từ đó, năng lực của bạn dần được đánh giá cao. Và những cơ hội lớn dần đến nhiều hơn với bạn.

5. Mạnh dạn yêu cầu

Một công ty có rất nhiều nhân viên, việc bạn được chú ý thực sự không dễ dàng. Bạn hãy thử mạnh dạn yêu cầu. Hãy thử đề nghị được nhận nhiều hơn yêu cầu thiết kế. Hay có thể mạnh dạn yêu cầu tăng lương nếu cảm thấy đóng góp của bạn là xứng đáng. Điều này sẽ khiến cho công việc của từng bước, từng bước phát triển hơn.

>> Xem thêm:

Cùng kiến trúc sư trang trí phòng khách của bạn

Xem ngay những mẫu phòng bếp đẹp cho bữa ăn ngon gia đình hạnh phúc

Ý tưởng giúp bạn trang trí phòng ngủ theo phong cách hiện đại với không gian xanh thoáng đãng.

6. Rời khỏi vùng an toàn

Những người không thành công hay còn gọi là thường bị thất bại đều có điểm chung là muốn sự yên ổn. Hãy thử tìm tòi những điều mới lạ thay vì chấp nhận những điều đã cũ.

Thoát ra khỏi vùng an toàn vốn có hằng ngày của bạn.

  • Hãy tập mạnh dạn phát biểu trước đám đông nếu bạn còn e ngại.
  • Xung phong biểu diễn văn nghệ cho công ty mỗi dịp.
  • Làm những điều mà bạn chưa từng làm giúp bạn nhận được nhiều cảm xúc mới lạ trong cuộc sống, tinh thần phấn chấn trong công việc.

7. Lên tiếng

Diễn thuyết, thuyết trình là kỹ năng mềm rất quan trọng trong hầu hết công việc. Dượt trước bài diễn thuyết của mình vài lần trước đó. Lắng nghe và ghi nhận đánh giá của đồng nghiệp, khách hàng. Bạn cũng nên luyện tập một chút thái độ vui tươi để buổi phát biểu của bạn trở nên suôn sẻ và đỡ phần nhàm chán.

8. Biết tự đánh giá thất bại

Bí quyết vàng để trở thành kiến trúc sư giỏi là biết tự đánh giá năng lực của mình. Nhìn nhận lại thất bại của mình để khắc phục thay vì chối bỏ, đổ lỗi. Bạn thật may mắn nếu được làm công việc mà mình đam mê. Bạn có thể dành rất nhiều thời gian vào nó và có tinh thần biết vượt qua thất bại. Lời khuyên ở đây là bạn nên học hỏi không ngừng để bản thân luôn phát triển.

Có thể những bí quyết trên không hoàn toàn khiến bạn thành người không thể thay thế trong công việc của mình, nhưng phần nào nếu bạn áp dụng 8 kinh nghiệm trên bạn có thể gặt hái được nhiều quả ngọt ngoài mong đợi.

>> Xem thêm các mẫu thiết kế nhà ấn tượng của cty thiết kế và xây dựng số 1 Đà Nẵng – Quảng Nam.

Các mẫu nhà phố 2 tầng đẹp

Các mẫu nhà phố 3 tầng đẹp

Các mẫu nhà cấp 4 hiện đại chi phí rẻ

Các mẫu biệt thự đẹp, sang trọng

Rate this post

Liên hệ với chúng tôi










    Cầu thang hướng ra cửa chính và từ cửa chính hướng vào bếp có phạm phong thủy không?
    Theo quan niệm dân gian xưa, cầu thang hướng ra cửa, hay bếp hướng ra cửa chính sẽ phạm phong...
    Nhà thầu thi công không giống với thiết kế?
    Khi lựa chọn dịch vụ thiết kế kiến trúc của SBS HOUSE, chủ đầu tư hoàn toàn yên tâm về...
    Hồ sơ xây dựng nhà hoàn chỉnh gồm những gì?
    Hồ sơ hoàn chỉnh khi xây nhà gồm phần kiến trúc, kết cấu, hạng mục điện, nước, nội thất và...
    Chất liệu làm nội thất giường, tủ và tủ bếp
    Tủ bếp, giường ngủ và tủ kệ tivi,... là những món đồ nội thất quan trọng trong nhà, chúng ta...