Chống thấm sàn mái đúng cách?

Sàn mái được hiểu là sàn trên cùng của ngôi nhà. Do là sàn trên cùng nên tiếp xúc trực tiếp với mưa và nắng tự nhiên. Nên hiện tượng thấm sàn mái diễn ra khá phổ biến. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ một số nguyên nhân gây thấm sàn mái. Và biện pháp chống thấm sàn mái (sàn mới).

1. Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thấm sàn mái:

– Chất lượng bê tông không đảm bảo, bố trí cốt thép, cũng như chiều dày sàn không hợp lý dẫn đến sau một thời gian sử dụng sàn mái bị nứt và thấm nước.

– Độ dốc sàn mái, cũng như hệ thống thoát nước sàn mái không hợp lý. Nước mưa thoát chậm hoặc bị động lại trên mặt sàn lâu ngày dẫn đến thấm.

– Thời tiết khắc nghiệt, thay đổi nắng mưa liên tục cũng dẫn đến hiện tượng nứt sàn mái.

– Các công trình được xây dựng trên các khu đất yếu, mới được san lấp. Nên công trình sau khi xây xong vẫn còn hiện tượng xuống móng do lún cố kết.

– Khe nối bê tông giữa bê tông cũ và bê tông mới không được xử lý triệt để.

– Ngoài các nguyên nhân chính gây thấm trần sàn mái bê tông nói trên thì còn tồn tại một số nguyên nhân khác như sự chủ quan của nhà thầu xây dựng, xem nhẹ công tác chống thấm, lựa chọn và sử dụng vật liệu – phụ gia chống thấm không phù hợp.

2. Trình tự chống thấm sàn mái:

Thông thường sàn mái sẽ được xử lý chống thấm khi đã hoàn thành các hạng mục công việc sau:

– Bê tông sàn mái đã được thi công, có tuổi bê tông từ 7-10 ngày.

– Đã xây và tô tường bo quanh mái. Lưu ý khi tô tường bờ bo thì không tô 15cm phần chân tường tính từ mặt sàn.

Trình tự thi công chống thấm sàn mái như sau:

Bước 1: Khảo sát và đánh giá hiện trạng

– Kiểm tra xem bề mặt sàn mái có vết nứt hay không, nếu có thì độ rộng và bề dài bao nhiêu. Nếu có vết nứt thì phải tiến hành xử lý vết nứt trước khi chống thấm.

Xem thêm bài viết: Xử lý vết nứt sài mái.

– Kiểm tra và đánh dấu các vị trí dính vữa cục bộ để xử lý.

>> Xem thêm: Các nguyên nhân gây nứt tường và các khắc phục.

Bước 2: Vệ sinh bề mặt sàn mái

– Dùng máy bắn chuyên dụng để tỉa phẳng phần 15cm chân tường chưa tô; tỉa vữa, xà bần còn dính trên mặt sàn mái.

– Dùng máy mài chuyên dụng để mài sạch những xà bần còn sót lại. Mài kỹ toàn bộ bề mặt sàn để tạo độ dính bám cho lớp chống thấm sau này.

– Dùng máy hút bụi, hút toàn bộ bụi còn bám trên mặt sàn.

Chống thấm trần bê tôngVệ sinh bề mặt và chân tường

Bước 3: Chống thấm chân tường

– Dùng BestLatex R114 trộn với vữa xi măng để trám lại tạo phẳng bề mặt chân tường. Chiều dày trám trung bình 1-1.5cm. Mục đích chính của bước này là tạo bề mặt phục vụ công tác dán vải thủy tinh và tạo phẳng phục vụ công tác dán gạch len chân tường sau này.

 

Chống thấm sàn máiTrám vữa Latex chân tường – Đổ vữa Grout cho cổ ống

– Dùng Bestseal AC400 quét 1 lớp chân tường. Quét tới đâu dán vải sợi thủy tinh đến đó.

– Sau khi quét lớp 1 và dán lưới, đợi lớp 1 khô (thông thường từ 60 phút – 120 phút tùy thời tiết). Sau khi lớp 1 khô, tiến hành quét lớp 2 và 3. Lưu ý, định mức quét tiêu chuẩn là 1.0kg/m2.

chống thấm sàn máiDán lưới và quét chống thấm chân tường

Bước 4: Chống thấm bề mặt sàn mái

– Dùng máy hút bụi, vệ sinh lại mặt sàn lần 2.

– Dùng Bestseal AC400 quét lần lượt các lớp 1, 2, và 3 lên bề mặt sàn mái. Chú ý:

+ Định mức quét là 1kg/m2 (cho cả 3 lớp)

+ Phải đảm bảo lớp quét trước đã khô mới được quét lớp tiếp theo. Thông thường thời gian đợi khô từ 60-120 phút tùy điều kiện thời tiết.

Bước 5: Ngâm nước thử thấm và bàn giao công đoạn chống thấm sàn mái:

– Sau khi quét các lớp chống thấm sàn mái được 24h, tiến hành ngâm nước thử thấm. Thời gian ngâm nước thử thấm là 24h. Sau 24h kiểm tra kỹ bề mặt dưới của sàn mái và các vị trí chân tường. Nếu không phát hiện thầm thì tiến hành bàn giao để thi công công đoạn tiếp theo. Trường hợp phát hiện ra thấm, cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục.

 Hy vọng bài chia sẽ trên sẽ giúp khách hàng định hình được phương pháp và cách thức chống thấm sàn mái hiệu quả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ về hotline: 0934.812.669 của chúng tôi để được tư vấn giải đáp.

Xem thêm các mẫu thiết kế nhà ấn tượng của cty thiết kế và xây dựng số 1 Đà Nẵng – Quảng Nam.

Các mẫu nhà phố 2 tầng đẹp

Các mẫu nhà phố 3 tầng đẹp

Các mẫu nhà cấp 4 hiện đại chi phí rẻ

Các mẫu biệt thự đẹp, sang trọng

Đánh giá: 5/5. Số lượt vote: 3











    Liên hệ với chúng tôi











      Bảng giá thiết kế & thi công nhà phố, biệt thự tại SBS HOUSE
      Trong báo giá, SBS HOUSE lắng nghe, hiểu rõ những gì khách hàng mong muốn nhằm đề xuất giải pháp...
      Các yếu tố ảnh hưởng đến giá xây nhà trọn gói tại SBS HOUSE
      Hiện tại, SBS HOUSE cung cấp dịch vụ thiết kế và xây nhà trọn gói tại các tỉnh miền Trung...
      Nhà ở có thực sự cần thiết để thiết kế nội thất hay không? Hay mình tự mua ở siêu thị nội thất, hoặc tự tìm xưởng thi công nội thất theo ý của mình?
      Thiết kế nội thất rất quan trọng sẽ giúp gia chủ xem được toàn bộ không gian 3D trong nhà...
      Diện tích tính theo giọt nước là như thế nào?
      Diện tích giọt nước hay còn gọi là giọt ranh, có nghĩa ranh giới ở sàn mái và khi giọt...