Hồ sơ thiết kế không chỉ thể hiện hình dáng, cấu trúc ngôi nhà. Mà mỗi bộ hồ sơ còn có vai trò quan trọng cho chủ đầu tư và đội thợ thi công. Như giúp kiểm soát tiến độ, thuận tiện cho công tác bảo dưỡng sửa chữa. Từ đó, giúp gia chủ có cái nhìn rõ hơn về tổ ấm trong tương lai. Ngoài những vai trò trên, hồ sơ thiết kế nhà ở còn có những nội dung gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của SBS HOUSE để cập nhật đầy đủ, chi tiết nhất.
Hồ sơ thiết kế là một bộ tài liệu chi tiết mô tả các yếu tố quan trọng của một dự án thiết kế. Đây là một phần quan trọng trong quá trình thiết kế và xây dựng các công trình, đặc biệt là trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng. Những mong muốn của gia chủ sẽ được hiện thực hóa thông qua bộ hồ sơ này. Bộ hồ sơ này thường bao gồm các phần chính như: Bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ điện, nước, ngoại thất, nội thất của công trình.
Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở có vai trò quan trọng đối với chủ đầu tư:
Hãy để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn và khái toán chi phí cho bạn miễn phí!
Hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà ở thể hiện thông tin dưới dạng mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt. Cung cấp cái nhìn tổng quan về hình dạng và cấu trúc của công trình như:
Thiết kế kiến trúc thể hiện rõ đặc điểm cá nhân, bằng cách đưa ra giải pháp cho các thách thức như phong cách, bố trí chức năng, phong thủy,…
Bản vẽ kết cấu trong hồ sơ thiết kế là cột hỗ trợ, dầm và nền móng. Trong khi bản vẽ kiến trúc chịu trách nhiệm về mặt thẩm mỹ, bản vẽ kết cấu đảm bảo tính toán chính xác, đảm bảo sự vững chắc và an toàn cho cả ngôi nhà. Bảng vẽ kết cấu gồm các thành phần quan trọng như kết cấu móng, kết cấu phần thân, và kết cấu mái.
Phần móng, đặt ở dưới cùng, đóng vai trò quan trọng khi chịu tải trọng toàn bộ công trình. Việc xây dựng phần móng chắc chắn và phù hợp là điều quan trọng mà gia chủ nên chú ý.
Nếu phần móng đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ công trình, thì phần thân của ngôi nhà giúp nâng đỡ và liên kết các thành phần khác. Bản vẽ kết cấu thường thể hiện mặt bằng định vị của các thành phần như móng, dầm, sàn, cầu thang, cột và chi tiết cụ thể về gia cường và bố trụ của tường, dầm.
Hồ sơ thiết kế hệ thống gồm hệ thống cấp – thoát điện, nước. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể phát sinh hệ thống internet, điện lạnh… Các yếu tố này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn, hợp lý, tiết kiệm:
– Các chi tiết lắp đặt (công tắc chiếu sáng, trunking, ổ cắm điện, tủ điện âm tường…)
– Sơ đồ nguyên lý điện, cấp nước
– Mặt bằng nguồn điện, cấp thoát nước, điện lạnh, camera tại các tầng
– Mặt bằng định vị đèn
– Mặt bằng hoàn thiện công tắc
– Mặt bằng, mặt cắt hầm tự hoại.
Hồ sơ thiết kế ngoại thất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công năng sử dụng của công trình. Do đó, cần được tính toán thật chuẩn xác. Bản vẽ gồm:
– Mặt bằng, mặt đứng bố trí sân vườn.
– Các chi tiết cây xanh, bồn cây, tiểu cảnh, đồ ngoại thất, lối đi, hồ nước.
– Chỉ định hoàn thiện trang trí ngoại thất, sân vườn, chỉ định thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt.
– Bản vẽ phối cảnh tổng thể sân vườn, tiểu cảnh.
Trong hồ sơ thiết kế nội thất, không chỉ có việc sắp xếp các phòng và các vật dụng sinh hoạt, mà còn tập trung vào sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ và các vật trang trí. Mục tiêu là tạo ra không gian sống thuận tiện và thoải mái, phản ánh tính cá nhân hóa.
Bảng mô phỏng 3D nội thất đóng vai trò quan trọng, giúp gia chủ có cái nhìn rõ ràng và sinh động hơn về ngôi nhà so với hình ảnh 2D. Đây là một công cụ hữu ích để giúp chủ đầu tư hình dung và đánh giá không gian sống của họ trước khi thực hiện trong thực tế.
Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến hồ sơ thiết kế. Thông qua bộ hồ sơ này, chủ đầu tư có thể dễ dàng hình dung về ngôi nhà của mình trong tương lai. Qua đó, giám sát được công việc, đảm bảo công trình của mình đúng tiến độ và yêu cầu đưa ra.
Xem thêm:
Thiết kế kỹ thuật là gì? Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì?
Cách đọc bản vẽ xây dựng đơn giản và dễ hiểu nhất chỉ 15 phút