Thiết kế kỹ thuật là gì? Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì?

Thiết kế kỹ thuật đóng vai trò không thể thiếu trong mỗi dự án xây dựng. Với bài viết này Công ty thiết kế và xây dựng SBS HOUSE sẽ chia sẻ cho bạn kiến thức về thiết kế kỹ thuật giúp bạn hiểu rõ và thuận tiện hơn trong việc xin cấp giấy phép xây dựng trước khi thi công.

1. Thiết kế kỹ thuật là gì?

Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. (Được trích theo theo khoản 42, 43 Điều 3 Luật Xây Dựng 2014)

2. Vai trò chính của thiết kế kỹ thuật trong xây dựng

Là một công đoạn quan trọng trong thiết kế xây dựng, thiết kế kỹ thuật có vai trò chính như sau:

  • Kiến trúc tham chiếu 

Kiến trúc tham chiếu là nền tảng để xây dựng cơ sở giải pháp. Kiến trúc tham chiếu là bằng chứng cho sự hợp lệ của thiết kế kỹ thuật trong xây dựng.

  • Khả năng thích ứng 

Thiết kế kỹ thuật là tiền đề để dự đoán và tìm ra xu hướng tích hợp công nghệ mới cho ngôi nhà trong tương lai. Căn cứ vào đó mà các kiến trúc sư và gia chủ có thể điều chỉnh công trình phù hợp với mong muốn, sở thích và xu hướng của thời đại.

3. 3 Phần chính trong bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đúng gồm 3 phần chính đó là phần thuyết minh, phần bản vẽ và phần tổng dự án. Cụ thể như sau:

3.1. Phần thuyết minh

  • Thuyết minh tổng quát.
  • Nội dung cở bản của dự án đầu tư được duyệt.
  • Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu được áp dụng.
  • Căn cứ để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
  • Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.
  • Các thông tin và chỉ tiêu mà công trình cần phải đạt được dựa trên phương án đã được chọn.
  • Thiết kế tổ chức xây dựng, trình bày các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong thi công xây dựng.
  • Sự tác động của điều kiện tự nhiện, môi trường, kỹ thuật chi phối công tác thiết kế như:

+ Tài liệu về địa hình, địa chất công trình, khí tượng thủy văn ở khu vực xây dựng.

+ Các tác động môi trường, những điều kiện phát sinh sau khi lập dự án.

  • Phần kinh tế kỹ thuật:

+ Năng lực, công suất thiết kế và các thông số chi tiết của công trình xây dựng.

+ Phương án, danh mục, chất lượng sản phẩm.

+ Những chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.

  • Phần công nghệ:

+ Phương pháp sản xuất, bố trí dây chuyền công nghệ.

+ Tính toán và lựa chọn thiết kế.

+ Biện pháp an toàn lao động, sản xuất cũng như phòng cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.

  • Phần kiến trúc xây dựng:

+ Bố trí tổng thể mặt bằng, diện tích xây dựng, diện tích sử dụng.

+ Giải pháp về kiến trúc, kết cấu, nền móng…

+ Giải pháp về kỹ thuật xây dựng.

+ Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống điện, nước, xử lý nước thải, hệ thống báo cháy, chữa cháy, điều khiển tự động,… (có bản tính đi kèm, nêu rõ phương pháp và kết quả tính toán).

+ Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải.

+ Tạo cảnh quan bên ngoài : sân vườn, lối đi, cây xanh xung quanh dự án xây dựng.

+ Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng, vật tư chính, thiết bị công nghệ cho từng hạng mục công trình. So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.

thiết kế kỹ thuậtBộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đúng bao gồm phần thuyết mình, bản vẽ và tổng dự án

>> Xem thêm:

Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !










    3.2. Phần bản vẽ

    • Hiện trạng mặt bằng, vị trí công trình trên bản đồ.
    • Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.
    • Bản vẽ khu đất xây dựng, các công trình hạ tầng ngoài nhà (đường, cấp điện, cấp nước, hệ thống xử lý nước thải).
    • Dây chuyền công nghệ và các thiết bị chính.
    • Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng các hạng mục công trình.
    • Bố trí trang thiết bị và các hạng mục phụ cần thiết.
    • Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính: tường, nền, móng, cột, dầm, sàn,…
    • Phối cảnh tổng thể công trình.
    • Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình: cấp điện nước, xử lý nuo thải, thông gió, điều hoà nhiệt độ, thông tin, báo cháy, chữa cháy.
    • Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình.
    • Xây dựng bên ngoài: hàng rào, cây xanh, sân vườn.
    • Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.
    • Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình.
    bản vẽ mặt bằng công năngPhần bản vẽ mặt bằng công năng của ngôi nhà

    >> Xem thêm:

    3.3. Phần tổng dự toán

    • Tổng dự toán xây dựng công trình nói lên toàn bộ chi phí công trình mà các chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
    • Căn cứ theo khối lượng dựa theo thiết kế cơ sở (tiên lượng) với khối lượng khác được dự tính cùng với giá thị trường (lấy bằng 10 – 15% giá trị xây dựng và thiết bị).
    • Căn cứ theo suất đầu tư và giá chuẩn của công trình tương tự.
    • Khái toán dựa trên kinh nghiệm rút ra từ công trình có điều kiện tương tự.

    Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết nội dung của bài viết và đã tìm hiểu được “Thiết kế kỹ thuật là gì?” và một bộ hồ sơ thiết kế cơ sở cần có những gì. Mong rằng những kiến thức và kinh nghiệm của SBS HOUSE sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn.

    >> Xem thêm các mẫu nhà đẹp của SBS HOUSE tại đây:

    Đánh giá: 5/5. Số lượt vote: 1

    Liên hệ với chúng tôi










      Cầu thang hướng ra cửa chính và từ cửa chính hướng vào bếp có phạm phong thủy không?
      Theo quan niệm dân gian xưa, cầu thang hướng ra cửa, hay bếp hướng ra cửa chính sẽ phạm phong...
      Nhà thầu thi công không giống với thiết kế?
      Khi lựa chọn dịch vụ thiết kế kiến trúc của SBS HOUSE, chủ đầu tư hoàn toàn yên tâm về...
      Hồ sơ xây dựng nhà hoàn chỉnh gồm những gì?
      Hồ sơ hoàn chỉnh khi xây nhà gồm phần kiến trúc, kết cấu, hạng mục điện, nước, nội thất và...
      Chất liệu làm nội thất giường, tủ và tủ bếp
      Tủ bếp, giường ngủ và tủ kệ tivi,... là những món đồ nội thất quan trọng trong nhà, chúng ta...