Quy trình thi công cột đúng kỹ thuật đảm bảo chất lượng

Trong mọi dự án xây dựng lớn nhỏ, việc thi công cột đúng kỹ thuật là yếu tố tiên quyết quyết định đến độ vững chắc của công trình. Bài viết này SBS HOUSE sẽ cung cấp quy trình chi tiết từng bước thi công cột mà SBS HOUSE đang áp dụng, nhằm đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho các công trình xây dựng.

Quy trình thi công cột

Quy trình thi công cột

Tại SBS HOUSE quy trình thi công cột sẽ trải qua trình tự 5 bước chính:

  1. Định vị cột
  2. Lắp dựng cốt thép
  3. Lắp dựng coppha
  4. Đổ bê tông cột
  5. Tháo coppha và bảo dưỡng

Và bây giờ mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết các bước bên dưới:

trình tự thi công

1. Định vị cột

Định vị tim cột được thực hiện qua quá trình xác định vị trí trước khi lắp đặt khung cốt thép cho cột bê tông. Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong quy trình thi công cột vì nó quyết định đến vị trí chính xác của cột trong toàn bộ công trình.

  • Xác định vị trí tim, trục cột theo đúng bản vẽ thiết kế kỹ thuật
  • Vệ sinh thép chờ chân cột để loại bỏ bụi bẩn và rỉ sét, đảm bảo chất lượng bê tông bám dính tốt vào khung thép, qua đó nâng cao độ bền của cột.

định vị tim cộtđịnh vị tim cột

2. Lắp dựng cốt thép

Để thi công cột thì việc lắp dựng cốt thép là phần không thể thiếu là cột sống của phần cột thêm bền vững, quá trình lắp dựng cốt thép của SBS HOUSE sẽ thực hiện các bước:

Yêu cầu của cốt thép dùng để thi công:

  • Cốt thép phải được sử dụng đúng với số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước và vị trí
  • Cốt thép phải được vệ sinh sạch sẽ, không có dầu mỡ và không bị han rỉ để đảm bảo sự bám dính tốt nhất với bê tông

Lắp dựng cốt thép

Lắp dựng cốt thép:

  • Xác định chiều cao cột: Đảm bảo các thanh thép được lắp đúng theo chiều cao đã thiết kế, để khi đổ bê tông, cột đạt được chiều cao chuẩn.
  • Đảm bảo chiều dài đoạn nối cột: Để đảm bảo độ chắc chắn, các đoạn nối cột phải đủ chiều dài là 30d (30 là đường kính của thép), đồng thời khoảng cách các đai phải đúng theo bản vẽ thi công (BVTC).

Lắp dựng cốt thép

3. Lắp dựng coppha

Quá trình lắp dựng coppha đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao, đảm bảo rằng các bước dưới đây trong quy trình thi công cột để đạt chất lượng cao nhất.

  • Kiểm tra vị trí, kích thước và bề mặt ván khuôn: Trước khi lắp dựng, cần kiểm tra kỹ lưỡng vị trí và kích thước của ván khuôn để đảm bảo sự phù hợp với thiết kế. Bề mặt ván khuôn cần phải sạch sẽ, không bị biến dạng hay hư hỏng.

Lắp dựng coppha

  • Xác định cote cột để ghép ván khuôn hợp lý: Việc xác định độ cao của cột là rất quan trọng để ghép ván khuôn chính xác, đảm bảo cột sau khi đổ bê tông sẽ đạt chiều cao đúng theo thiết kế.
  • Kiểm tra và điều chỉnh ván khuôn: Sử dụng các công cụ như dây dọi hoặc máy quét laze để kiểm tra và điều chỉnh độ thẳng đứng của ván khuôn, đảm bảo rằng chúng được lắp đặt một cách chính xác.

Lắp dựng coppha

  • Lót bạt hoặc xốp nhà bên (nếu có): Để bảo vệ các khu vực lân cận và tạo lớp đệm cho ván khuôn, có thể sử dụng bạt hoặc xốp lót bên trong khuôn.

Lắp dựng coppha

  • Định vị và cố định ván khuôn: Sử dụng các cây chống xiên hoặc ngang để cố định ván khuôn, đảm bảo chúng không bị dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông.

Lắp dựng coppha

  • Đối với coppha cột dùng tyren: Khoảng cách gông phụ thuộc vào kích thước của cột và phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo độ bền và ổn định của coppha trong quá trình thi công.

Lắp dựng coppha

4. Đổ bê tông cột

  • Bố trí bổ sung bổ trụ kẹp tường: Đối với các vị trí tường >5m (tường 200, 150) và >4m (tường 100), cần bổ sung bổ trụ kẹp tường để đảm bảo độ ổn định và an toàn cho tường trong suốt quá trình thi công.

Đổ bê tông cột

  • Vệ sinh và tưới chất dính bám liên kết: Vệ sinh sạch sẽ chân cột, sau đó tưới chất dính bám như hồ dầu hoặc latex để đảm bảo sự liên kết tốt nhất giữa bê tông mới và cốt thép.

Đổ bê tông cột

  • Xác định và làm dấu chiều cao cột: Trước khi đổ bê tông, cần xác định và làm dấu chiều cao của cột một cách chính xác để tránh sai sót trong quá trình thi công.

Đổ bê tông cột

  • Chiều cao rơi tự do của bê tông: Đảm bảo chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh làm phân tầng bê tông và đảm bảo chất lượng bê tông tốt nhất.

Đổ bê tông cột

  • Xác định vị trí xây tường để cắm thép râu (sắt 6), lưu ý khoảng cách thép râu là 40-50cm

Đổ bê tông cột

  • Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố kết cấu: Thực hiện kiểm tra tại vị trí chân cột bằng cách kết hợp gỗ búa thường xuyên để tránh tình trạng bị rỗ bê tông.
  • Kiểm tra độ thẳng đứng của cột: Sau khi đổ bê tông xong, sử dụng máy quét laser để kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột, đảm bảo cột không bị lệch.

Đổ bê tông cột

5. Tháo coppha và bảo dưỡng

Sau khi đổ bê tông sẽ tiến hành các bước tháo coppha và bảo dưỡng để cột đạt độ bền và chất lượng tối ưu:

  • Sau 24 giờ từ khi đổ bê tông, tiến hành tháo coppha cột.
  • Khi tháo coppha cần thực hiện cẩn thận để tránh làm sứt mẻ hoặc hư hỏng cấu kiện bê tông mới đổ.

Tháo coppha và bảo dưỡng

  • Sử dụng máy quét laser để kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột. Độ nghiêng của cột không được quá 5mm, nếu vượt quá mức cho phép thì cần phải đập bỏ và làm lại.

Tháo coppha và bảo dưỡng

  • Tiến hành tưới nước bảo dưỡng liên tục trong vòng 2-4 ngày để đảm bảo bê tông không bị nứt và đạt cường độ cao nhất.

Tháo coppha và bảo dưỡng

Việc thi công cột bê tông đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tuân thủ quy trình và kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình. Từ khâu chuẩn bị, lắp dựng cốt thép, lắp dựng coppha, đổ bê tông đến tháo coppha và bảo dưỡng đều cần sự tỉ mỉ và chính xác. Bằng cách tuân thủ các bước và lưu ý trên, SBS HOUSE sẽ đảm bảo được tính an toàn, độ bền vững và chất lượng của công trình xây dựng.

SBS HOUSE – Thiết kế, Thi công trọn gói miền Trung và miền Nam.

Rate this post










    Liên hệ với chúng tôi










      Các yếu tố ảnh hưởng đến giá xây nhà trọn gói tại SBS HOUSE
      Hiện tại, SBS HOUSE cung cấp dịch vụ thiết kế và xây nhà trọn gói tại các tỉnh miền Trung...
      Nhà ở có thực sự cần thiết để thiết kế nội thất hay không? Hay mình tự mua ở siêu thị nội thất, hoặc tự tìm xưởng thi công nội thất theo ý của mình?
      Thiết kế nội thất rất quan trọng sẽ giúp gia chủ xem được toàn bộ không gian 3D trong nhà...
      Diện tích tính theo giọt nước là như thế nào?
      Diện tích giọt nước hay còn gọi là giọt ranh, có nghĩa ranh giới ở sàn mái và khi giọt...
      Có nên thiết kế bố trí phòng bếp trước nhà, phòng khách sau nhà trong nhà phố?
      Hiện nay, việc bố trí phòng bếp trước nhà và phòng khách sau nhà ở nước ngoài rất nhiều, đặc...