Check mục “người tham chiếu” trong hồ sơ xin việc như thế nào cho chuyên nghiệp?

Người tham chiếu”(References) được xem là một mục quan trọng trong mỗi CV hay hồ sơ xin việc của ứng viên. Nhưng nhiều nhà tuyển dụng lại thường bỏ qua mục này mà không biết rằng nó có thể giúp họ xác định xem ứng viên có “nói dối” về kinh nghiệm làm việc của họ hay không. Vậy check mục này sao cho chuyên nghiệp, bạn đọc tham khảo cách kiểm tra mục người tham thiếu dưới đây nhé!

Cách check mục “người tham chiếu” trong hồ sơ xin việc đúng chuẩn

người tham chiếuKiểm tra mục “người tham chiếu” (Nguồn: Sưu tầm)

Nếu bạn chưa biết người tham chiếu là gì và cách điền vào CV thì có thể xem tại đây

1. Xin phép ứng viên trước khi kiểm tra

Trước tiên, bạn cần thông báo cho ứng viên biết rằng bạn sẽ kiểm tra mục người tham thiếu trong hồ sơ xin việc của họ. Việc này giúp ứng viên có thể có thời gian liên hệ với người tham chiếu của họ và thống nhất phương thức liên hệ với bạn. Bạn không nên chủ động liên hệ với người tham chiếu của ứng viên khi chưa được sự cho phép của họ vì việc này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến họ và nơi làm việc hiện tại của họ. Tuy nhiên, nếu ứng viên vẫn đang làm việc tại công ty nào đó thì bạn nên kiểm tra mục người tham chiếu vào bước cuối quy trình tuyển dụng.

2. Nên kiểm tra 2 người tham chiếu

Trong hồ sơ xin việc của ứng viên, hãy cố gắng kiểm tra từ 2 người trong mục tham chiếu. Việc kiểm tra người tham chiếu từ 2 công ty khác nhau mà ứng viên đề cập sẽ giúp bạn đánh giá khách quan hơn về ứng viên.

kiểm tra mục người tham khảo trong hồ sơ xin việcCách kiểm tra mục “người tham chiếu” trong CV xin việc (Nguồn: Sưu tầm)

Nếu ứng viên lấy người thân hay bạn bè của họ ra để làm “người tham chiếu” thì độ tin cậy chắc chắn không thể cao bằng một người tham chiếu xa lạ với họ. Tuy nhiên, nếu ứng viên mới tốt nghiệp và đưa người tham chiếu là giáo viên, giảng viên, hiệu trưởng,… thì bạn có thể tin tưởng hơn.

3. Chuẩn bị bộ câu hỏi cho người tham thiếu

Bạn cần lên kế hoạch trước và suy nghĩ xem mình nên hỏi người tham chiếu những gì. Trước tiên bạn cần xác nhận:

  • Ứng viên của bạn đã làm việc ở đó.
  • Thời gian công tác tại công ty cũ.
  • Công việc cụ thể mà họ đã làm.
  • Tinh thần, thái độ trong công việc.
  • Hiệu suất làm việc.
  • Thành tích trong công việc.
  • Cách đối xử với đồng nghiệp.

Sau khi đã lên các câu hỏi bạn nên in chúng ra giấy để đối chiếu kết quả sau này CV của ứng viên.

4. Đánh giá ứng viên

Trong quá trình giao tiếp với người tham chiếu của ứng viên, bạn cần hết sức lưu ý vì đây là lúc bạn có thể đánh giá chính xác xem ứng viên có đang “thành thật” về kinh nghiệm làm việc của họ hay không. Thường thì những người tham chiếu sẽ ít khi đưa ra các đánh giá tiêu cực về ứng viên vì họ lo lắng rằng những đánh giá của họ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm mới của ứng viên đó. Tuy vậy, vẫn có cách để bạn có thể nhận biết được thực hư ra sao.

Ví dụ:

Khi kiểm tra người tham khảo, bạn có thể nhận biết người này có thật sự trung thực hay không qua 1 số dấu hiệu:

  • Người tham thiếu trả lời không nhiệt tình.
  • Không thực sự quan tâm đến ứng viên.
  • Từ chối gặp trực tiếp bạn.
  • Trả lời 1 cách suôn sẻ như “học thuộc bài”

Nếu như người tham chiếu từ chối gặp trực tiếp bạn thì chưa nên đánh giá vội ứng viên. Có thể có 1 số lí do không thuận tiện.

đánh giá ứng viên chính xác bằng mục người tham khảoKiểm tra đánh giá ứng viên tuyển dụng chuẩn xác qua kiểm tra mục người tham chiếu (Nguồn: Sưu tầm)

Một mẹo nhỏ khi liên hệ với người tham chiếu. Bạn hãy gọi điện trực tiếp đến số máy cố định của công ty họ hoặc địa chỉ email chính thức của công ty. Tránh liên hệ với các số điện thoại hoặc email cá nhân vì độ tin cậy của nó là không được cao và quá trình đánh giá ứng viên của bạn cũng sẽ không được chuẩn xác.

Với những chia sẻ trong bài viết trên, SBS HOUSE hy vọng bạn đọc sẽ biết cách check mục “Người tham chiếu” trong hồ sơ xin việc của ứng viên 1 cách chính xác và công minh. Đừng bỏ qua mục này trong quá trình đánh giá và tuyển dụng nhân sự bạn nhé!

>> Xem thêm các mẫu thiết kế nhà ấn tượng của cty thiết kế và xây dựng số 1 Đà Nẵng – Quảng Nam.

Các mẫu nhà phố 2 tầng đẹp

Các mẫu nhà phố 3 tầng đẹp

Các mẫu nhà cấp 4 hiện đại chi phí rẻ

Các mẫu biệt thự đẹp, sang trọng

Rate this post

Liên hệ với chúng tôi










    Cầu thang hướng ra cửa chính và từ cửa chính hướng vào bếp có phạm phong thủy không?
    Theo quan niệm dân gian xưa, cầu thang hướng ra cửa, hay bếp hướng ra cửa chính sẽ phạm phong...
    Nhà thầu thi công không giống với thiết kế?
    Khi lựa chọn dịch vụ thiết kế kiến trúc của SBS HOUSE, chủ đầu tư hoàn toàn yên tâm về...
    Hồ sơ xây dựng nhà hoàn chỉnh gồm những gì?
    Hồ sơ hoàn chỉnh khi xây nhà gồm phần kiến trúc, kết cấu, hạng mục điện, nước, nội thất và...
    Chất liệu làm nội thất giường, tủ và tủ bếp
    Tủ bếp, giường ngủ và tủ kệ tivi,... là những món đồ nội thất quan trọng trong nhà, chúng ta...