Chuyện nghề – Kỳ 3

” Với kiến trúc, điều khiến tôi cảm thấy được sống đúng với bản thân mình nhất chính là ngày ngày được sáng tạo ra những thiết kế mới mẻ, tiện ích và ấn tượng. Không chỉ giúp khách hàng mà chính bản thân mình cũng ứng dụng được vào đời sống”
Nếu có ai hỏi tôi rằng, trong 4 năm theo nghề kiến trúc, niềm vui lớn nhất của tôi là gì; thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời: đó chính là được nhìn thấy sự hài lòng của gia chủ khi nhận bàn giao sản phẩm mà tôi làm ra. Sự hài lòng, tin tưởng và quay trở lại khi có nhu cầu thiết kế tiếp theo của khách hàng chính là niềm vui lớn nhất của tôi. Và đó cũng là động lực để tôi luôn nhắc nhở bản thân rằng mình phải không ngừng cố gắng, trở thành một người kiến trúc sư có thực lực thật sự.
Nhớ những năm mới ra trường và bước vào nghề. Lúc đó, mỗi ngày đi làm đều đặt hết tâm huyết, tình cảm của mình vào đứa con tinh thần là những thiết kế đầu tay. Rồi vỡ òa hạnh phúc khi nó lớn lên, hoàn chỉnh. Nhưng đối với tôi, vui nhất vẫn là nhìn thấy gương mặt rạng rỡ của khách hàng khi cầm trên tay bản vẽ, gật gù ưng ý và sự háo hức chờ đợi được dọn vào ngôi nhà mới của mình.
Nghề nào cũng có khó khăn và nghề kiến trúc sư cũng vậy. Tôi vào nghề ở giai đoạn ngành kiến trúc đang có những chuyển biến mới với muôn vàn thử thách. Nhiều khó khăn, áp lực khiến tôi có ý định từ bỏ và chuyển công việc. Tháng 9 năm 2020, tôi vào Sài Gòn và bắt đầu công việc giám sát công trình để nâng cao trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Nhưng niềm đam mê với nghề kiến trúc vẫn cứ âm ỉ và thôi thúc tôi trở lại với nghề. Lúc đó, đồng nghiệp và gia đình đã cổ vũ tinh thần giúp tôi mạnh mẽ trở lại và theo nghề đến tận hôm nay.
Trở thành kiến trúc sư nghĩa là một phần ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Tôi hy vọng rằng bằng những khả năng của mình, tôi không chỉ sáng tạo ra cái mới độc đáo mà còn có thể nâng cấp những cái cũ kỹ trở nên mới mẻ và thời thượng hơn. Mục tiêu của tôi trong vài năm tới là sẽ trở thành một kiến trúc sư giỏi, có tầm với đầy đủ kiến thức và sự cọ xát, va chạm thực tế. Để có thể tạo ra những công trình bền vững, chịu được ảnh hưởng của thiên tai tại quê hương miền Trung này. Tôi nghĩ rằng để làm được điều đó, bản thân cần rèn luyện để có một cái đầu nóng và bàn tay sạch. Thẩm mỹ là điều quan trọng nhưng chất lượng, kỹ thuật cũng như tính ứng dụng cũng sẽ quan trọng không kém trong mỗi công trình kiến trúc mà mình tạo ra.
(Mr. Tín – Kiến trúc sư)
Đánh giá: 5/5. Số lượt vote: 1










    Liên hệ với chúng tôi










      Diện tích tính theo giọt nước là như thế nào?
      Diện tích giọt nước hay còn gọi là giọt ranh, có nghĩa ranh giới ở sàn mái và khi giọt...
      Có nên thiết kế bố trí phòng bếp trước nhà, phòng khách sau nhà trong nhà phố?
      Hiện nay, việc bố trí phòng bếp trước nhà và phòng khách sau nhà ở nước ngoài rất nhiều, đặc...
      Cần chuẩn bị những gì trước khi quyết định chọn đơn vị thiết kế thi công trọn gói
      Để chọn một đơn vị thiết kế sẽ quyết định dễ dàng hơn so với việc quyết định chọn đơn...
      Các thiết kế của SBS đều có giếng trời, liệu mùa hè có bị nắng không?
      Thực tế, không phải công trình nào ở SBS đều có ô giếng trời. Thông thường, những công trình nhà...