Biện pháp phòng chống bão an toàn cho ngôi nhà của bạn

Theo số liệu thống kê thì trung bình hàng năm nước ta có khoảng 5 – 10 cơn bão và 2 – 3 đợt áp thấp nhiệt đới. Mùa bão sẽ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11, nửa đầu tháng 12. Các tháng mà bão tập trung nhiều nhất là tháng 8, 9, và 10. Như chúng ta đã biết hậu quả của bão là rất nặng nề, vì thế chúng ta phải luôn cập nhật thông tin bão và chủ động các biện pháp phòng chống bão. Bài viết hôm nay SBS HOUSE xin gửi đến mọi người các biện pháp phòng chống bão an toàn cho ngôi nhà trong mùa mưa bão để đảm bảo cho sức khoẻ, tính mạng cho các tình viên trong gia đình.

1. Những biện pháp phòng chống bão an toàn cho ngôi nhà của bạn

Hãy xác định vị trí chúng ta ở có trong phạm vị cơn bão đi qua hay không và luôn chủ động thời gian bão đến để ứng phó kịp thời trên trang Tổng cục khí tượng thuỷ văn quốc gia. Tiếp theo chúng ta cần bắt tay phòng chống cho ngôi nhà của mình với những biện pháp dưới đây mà SBS HOUSE gợi ý.

1.1. Kiểm tra và gia cố mái nhà

Nếu ngôi nhà của bạn hiện tại vẫn đang sử dụng mái tôn hay mái ngói thì việc kiểm tra và chằng chống là điều bạn cần làm đầu tiên. Hãy thực hiện kiểm tra và xử lý theo những bước dưới đây nhé:

  • Kiểm tra mái nhà: Đảm bảo không có viên ngói, tấm tôn nào bị lỏng hoặc hư hỏng. Những chỗ hư hỏng cần được sửa chữa ngay trước khi bão đến.
  • Gia cố mái nhà: Sử dụng dây thép, vít chuyên dụng hoặc các phương pháp khác như bao cát, bao nước, thùng nước để cố định mái nhà mỗi bao nặng 15-20kg và cách nhau 1,5m đây là biện pháp phòng chống bão được người dân miền Trung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nhất.
  • Sử dụng vật liệu bền: Nếu có thể, thay thế mái bằng các vật liệu chịu lực tốt hơn như ngói chất lượng cao hoặc tấm lợp kim loại chống gió mạnh.
Biện pháp phòng chống bão Chằng mái tôn

1.2. Gia cố cửa ra vào và cửa sổ

Với kinh nghiệm của người miền Trung qua rất nhiều mùa bão, phần cửa là phần thứ 2 mà mọi người cần chú trọng đến hãy:

  • Lắp đặt chốt cửa chắc chắn: Kiểm tra và thay thế các chốt cửa, bản lề cửa ra vào, cửa sổ để chúng đủ chắc chắn, không bị bật tung khi có gió mạnh.
  • Lắp thêm thanh chắn bảo vệ: Đối với cửa sổ lớn, có thể lắp thêm thanh chắn hoặc dùng ván ép cố định để bảo vệ trước tác động của bão.
  • Dùng băng keo để dán cửa kính: Nếu nhà bạn không sử dụng kính cường lực thì cần phải dán băng keo trên những tấm kính lớn để giảm thiểu sự vỡ vụn cửa kính.
Biện pháp phòng chống bão Dán cửa kính

1.3. Chống thấm và bảo vệ tường

  • Sơn chống thấm: Sử dụng sơn chống thấm cho cả tường ngoài và tường trong để ngăn nước thấm qua tường trong thời gian mưa lớn kéo dài.
  • Kiểm tra và trám các vết nứt: Nếu tường có vết nứt, cần trám kín lại bằng keo chống thấm hoặc các vật liệu chuyên dụng để tránh nước mưa thấm qua.

1.4. Kiểm tra và vệ sinh các phễu thu nước

  • Kiểm tra và làm sạch hệ thống thoát nước: Đảm bảo các phễu thu nước ở ban công, sân thượng máng xối, ống thoát nước không bị tắc nghẽn bởi rác, lá cây để nước mưa có thể thoát nhanh chóng, tránh trường hợp mưa lớn và nước thoát không kịp.
  • Tháo nắp phễu thu để nước: Có thể tháo nắp phễu thu để nước có thể thoát nhanh hơn khi bão đến.
Biện pháp phòng chống bão cho nhàVệ sinh và tháo nắp phễu thu nước để thoát nước nhanh hơn

1.5. Kiểm tra và đóng toàn bộ các cửa sổ ô thông tầng

Trong thiết kế của SBS HOUSE hầu hết các công trình đều có ô thông tầng. Ô thông tầng có nhiệm vụ là giúp ánh sáng tự nhiên cũng khí trời vào nhà dễ dàng để không gian sống thêm thoáng mát. Mỗi ô thông tầng đều sở hữu một hệ cửa sổ. Nhiệm vụ của hệ cửa này là ngăn các tác hại từ môi trường bên ngoài, gây ảnh hưởng đến môi trường trong nhà. Nếu trời nắng ráo, chúng ta có thể mở cửa cho khí trời vào nhà.
  • Kiểm tra và đóng toàn bộ cửa ô thông tầng: hãy đóng toàn bộ cửa ô thông tầng để tránh nước mưa tạt vào và gió giật làm hư hại, thậm chí là bay các tấm kính ô thông tầng.
Biện pháp phòng chống bão cho nhàĐóng cửa ô thông tầng

1.6. Để thiết bị điện tử xa các khu vực cửa

  • Kê đồ đạt và di chuyển thiết bị điện tử xa khỏi khu vực cửa: Đối với các cửa sổ lùa bằng nhôm kính (cửa xingfa), nếu mưa lớn kéo dài kèm mưa tạt trực tiếp thì nước có thể len vào các ray cửa và dễ dàng thấm vào nhà. Do đó, bạn hãy để xa các thiết bị điện, điện tử, đồ dễ hư hại do nước khỏi khu vực này. An toàn hơn, chúng ta có thể chèn thêm vải dọc theo các ray lùa.
Biện pháp phòng chống bão cho nhàDi chuyển thiết bị điện tử, đồ dễ ướt

1.7. Kiểm tra bồn chứa nước trên mái

  • Kiểm tra và gia cố bồn nước, téc nước: Việc kiểm tra và bơm đầy bồn nước trên mái rất quan trọng. Với sức nặng của nước bên trong, chiếc bồn có thể tránh được tình trạng bị bay hoặc bị lay khi gió giật. Nếu cần, bạn có thể gia cố, neo bồn cố định. Ngoài ra nước sạch cũng cực kỳ quan trọng trong mùa mưa bão.
  • Kiểm tra và gia cố bồn năng lượng mặt trời: Đối với các công trình sử dụng bồn năng lượng mặt trời, chúng ta cần gia cố cẩn thận hơn vì bồn năng lượng mặt trời có dung tích bé, trọng lượng nhẹ nên dễ bị ảnh hưởng bởi bão.
Biện pháp phòng chống bão cho nhàKiểm tra và gia cố bồn nước

1.8. Gia cố cây xanh

Đối với trường hợp các nhà có cây xanh ở ban công, ô thông tầng ngoài trời, sân vườn, cần có biện pháp cố định hoặc thêm cây chống để đảm bảo an toàn và giảm thiệt hại nhiều nhất có thể.
  • Cắt tỉa cây lớn: Nếu xung quanh nhà có nhiều cây cối, cần tỉa gọn những cành lớn, yếu để tránh tình trạng cây đổ hoặc cành gãy khi gặp bão, có thể gây hư hỏng nhà cửa.
  • Kiểm tra hệ thống rào chắn cây: Nếu nhà bạn có hàng rào hoặc cọc bảo vệ cây, cần đảm bảo chúng được gia cố chắc chắn để tránh bị đổ ngã trong bão
Biện pháp phòng chống bão cho nhàGia cố cây xanh

1.9. Chống ngập

  • Sử dụng bao cát chặn cửa: Nếu nhà ở khu vực dễ ngập nước, bạn có thể sử dụng bao cát để chặn các cửa ra vào hoặc cửa sổ thấp để ngăn nước tràn vào tránh hư hỏng nội thất gỗ.

2. Biện pháp phòng chống bão đối với các công trình đang thi công

Đối với công trình đang thi công cần đặc biệt lưu ý các biện pháp phòng chống bão như sau:
  • Tháo hoặc gia cố giàn giáo nếu giàn giáo được lắp quá cao.
  • Đậy đằn cẩn thận tôn, vật liệu trên công trường.
  • Kiểm tra các vị trí phễu thu nước ban công, bồn hoa đã cắt đầu bịt chưa. Do trong quá trình thi công, các vị trí thu nước thường được bịt bằng nắp bị để tránh rác và vữa rơi vào.
  • Kiểm tra hệ thống cửa nhôm xingfa nhưng chưa đi keo xung quanh những chỗ tiếp giáp với tường, tránh trường hợp nước mưa len vào các vị trí này.
  • Để những vật dễ hư hại do nước tránh xa cửa sổ, cửa đi…
Mong rằng những biện pháp phòng chống bão mà SBS HOUSE cung cấp này sẽ góp phần nào đó giúp ngôi nhà và tất cả mọi người được an toàn qua mùa mưa bão.
Đánh giá: 5/5. Số lượt vote: 3











    Liên hệ với chúng tôi











      Bảng giá thiết kế & thi công nhà phố, biệt thự tại SBS HOUSE
      Trong báo giá, SBS HOUSE lắng nghe, hiểu rõ những gì khách hàng mong muốn nhằm đề xuất giải pháp...
      Các yếu tố ảnh hưởng đến giá xây nhà trọn gói tại SBS HOUSE
      Hiện tại, SBS HOUSE cung cấp dịch vụ thiết kế và xây nhà trọn gói tại các tỉnh miền Trung...
      Nhà ở có thực sự cần thiết để thiết kế nội thất hay không? Hay mình tự mua ở siêu thị nội thất, hoặc tự tìm xưởng thi công nội thất theo ý của mình?
      Thiết kế nội thất rất quan trọng sẽ giúp gia chủ xem được toàn bộ không gian 3D trong nhà...
      Diện tích tính theo giọt nước là như thế nào?
      Diện tích giọt nước hay còn gọi là giọt ranh, có nghĩa ranh giới ở sàn mái và khi giọt...