Khi ngôi nhà được hoàn thành hoặc nhà mua thì việc cúng nhập trạch nhà mới là điều ai cũng phải thực hiện trước khi vào ở. Nếu bạn chưa biết việc cúng kiến phải làm thể nào cho đúng phong tục thì đừng lo. Trong bài viết này Công ty thiết kế và xây dựng SBS HOUSE Đà Nẵng sẽ hướng dẫn bạn cách bày trí mâm cúng và văn khấn cúng nhập trạch nhà mới.
1. Lễ cúng nhập trạch là gì?
1.1. Cúng nhập trạch là gì?
Nhập trạch là từ Hán Việt, theo đó “nhập” có nghĩa vào, “trạch” là nhà. Như vậy, nói một cách đơn giản nhập trạch là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch tương đương việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản đất đai ngôi nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền rất quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua.
Lễ cúng nhập có thể hiểu là “đăng ký hộ khẩu” với thần linh
1.2. Ý nghĩa của việc cúng nhập trạch
Theo quan niệm của ông bà xưa nay thì mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà đều có các vị thần linh trấn quản riêng. Nên khi dọn đến nhà mới, gia chủ thường phải xin phép để được chấp thuận “nhập trạch”, rước hương linh gia tiên về thờ phụng, phù hộ cho cuốc sống gia đình tại nơi ở mới được hòa thuận, công việc thuận lợi, may mắn, ấm no.
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
2. Các lưu ý của lễ cúng nhập trạch nhà mới
2.1. Chuẩn bị mâm cúng
Mâm cúng Việt thường không thể thiếu 4 phần đó chính là hoa tươi, gà luộc, ngũ quả, tiền vàng mã.
- Hoa tươi.
- Một con gà luộc, xôi hoặc bánh chưng.
- Một đĩa muối + gạo trắng.
- Một lít rượu trắng.
- Một bao thuốc, lạng chè.
- Tiền, vàng mã.
- Năm lá trầu, năm quả cau.
- Mâm ngũ quả.
2.2. Các bước thực hiện lễ nhập trạch nhà mới
- Việc đầu tiên trong lễ nhập trạch cần làm là đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà mới đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới.
- Khi xe chuyển nhà tới thì bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng để tiến hành thủ tục cúng chuyển nhà mới.
- Chủ nhà (nên là người nam trụ cột gia đình) bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.
- Các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật thờ cúng còn lại.
- Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà
- Lúc này, một số thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn.
- Một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chấp tay nghiêm trang.
- Sau khi đọc văn khấn, trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước phà trà, nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới.
- Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro
- Bạn giữa lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự no đủ
- Lúc này lễ khấn nhập trạch xem như hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ vào nhà và sắp xếp lại như ý muốn
2.2. Văn khấn nhập trạch nhà mới
Bài cúng lễ nhập trạch
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi, bạn có thể tìm hiểu thêm nghi lễ cúng động thổ, cúng cất nóc, cúng mở cổng nhà của SBS HOUSE. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích đừng ngần ngại để lại cho SBS HOUSE đánh giá ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ nhé.
Xem thêm các mẫu thiết kế nhà ấn tượng của cty thiết kế và xây dựng số 1 Đà Nẵng – Quảng Nam.
Các mẫu nhà 2 tầng đẹp
Các mẫu nhà phố 3 tầng đẹp
Các mẫu nhà cấp 4 hiện đại chi phí rẻ
Các mẫu biệt thự đẹp, sang trọng
Đánh giá: 5/5. Số lượt vote: 1