Lanh tô là gì? Là 1 bộ phận không thể thiếu ở các lỗ tường, lỗ cửa hay lỗ tủ,… chức năng của chúng dùng để đỡ các khối đó, tạo nên 1 bề mặt lỗ ở cửa tường. Cùng SBS HOUSE tìm hiểu chi tiết hơn về lanh tô trong xây dựng ở bài viết này!
Lanh tô là phần dầm tường có nhiệm vụ hỗ trợ chịu lực cho các ô, lỗ cửa tường, cửa sổ,… Bộ phận này có chức năng nâng đỡ khối tường nằm trên cửa sổ và cửa ra vào nhằm tạo nên các lỗ cửa ở bề mặt tường.
Lanh tô có rất nhiều loài, được sử dụng phù hợp với yêu cầu thi công xây dựng. Mỗi công trình chủ thầu sẽ lựa chọn 1 dạng lanh tô phù hợp nhất cho việc chịu tải trọng. Hãy cùng tham khảo những loại Lanh tô dưới đây:
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
Đây là loại Lanh tô sử dụng gạch thông thường kết hợp vữa xi măng cát. Ở phần trên của cốp pha phải phủ 1 lớp vữa dày 2.5cm. Cuối cùng sẽ đặt thanh thép tròn hoặc thép bản để hỗ trợ chịu lực.
Cứ ½ gạch thì cho đặt 1 cốt thép (uốn cong cốt thép vào tường với độ sâu ít nhất 1 gạch). Bạn có thể thấy, loại này chỉ dùng cho những lỗ cửa có chiều rộng nhỏ nhất từ 2m.
Khi đó trọng tải lanh tô càng lớn thì chiều rộng của cửa lớn 2m thì phải có sự tính toán lại và tuân theo quy định phù hợp.
Đối với lanh tô cuốn lại được phân làm 3 loại: cuốn thẳng, cuốn lược và cuốn tròn ½. Chi tiết sử dụng từng dạng như sau:
Lanh tô cuốn thẳng. Khi xây gạch được xây theo kiểu nghiêng (2 bên), còn viên ở giữa xây thẳng đứng. Nếu bạn có sử dụng gạch bình thường không cần phải chặt xén bớt đi để tạo độ xiên cũng được và lanh tô cuốn thẳng sẽ hợp cho khẩu độ lỗ cửa rộng khoảng 1,25m.
Hình dáng của loại này ở dạng 1 đoạn cung tròn, bán kính nhỏ nhất bằng khoảng ½ chiều rộng lỗ cửa. Khi đó gạch xây sẽ có độ cong lớn nhất và phải dùng đến gạch xiên góc.
Lanh tô bê tông cốt thép được thi công theo phương thức đặc biệt nên đã phân ra 2 loại: Lanh tô bê tông cốt thép đỗ tại chỗ
Chiều cao và số lượng cốt thép sẽ có 1 con số cụ thể sau khi đã tính toán và ghi nhận. Ngoài ra còn tùy vào chiều dày bức tường của bạn để có thể tạo ra kích thước phù hợp nhất (có thể dạng hình chữ L khi tường dày 1^1/2 gạch – hình dạng này sẽ làm gối tựa đỡ tường gạch bên ngoài tốt nhất).
Độ dày của lanh tô sẽ bằng với tường gạch, nó sẽ kết hợp với sàn và ô văng
Bạn sẽ nhìn thấy lanh tô đúc sẵn chính bằng bội số của kích thước ½ viên gạch, đối với chiều cao dày 1, 2, 3 hàng gạch còn chiều rộng nên từ ½ gạch, 1 gạch hoặc 1^1/2 gạch.
Trong thi công người ta hay sử dụng loại đúc sẵn vì tốc độ thi công sẽ rút ngắn rất nhiều.
Còn một số loại lanh tô khác lanh tô gỗ, lanh tô thép, …
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về Lanh tô là gì? cũng như các loại lanh tô được sử dụng phổ biến hiện nay. Hãy liên hệ với SBS HOUSE để được tư vấn và hỗ trợ khái toán chi phí thiết kế và xây nhà nhanh chóng nhất!
Xem thêm các mẫu nhà đẹp của SBS HOUSE tại đây:
44 mẫu nhà đẹp 2 tầng đẹp theo phong cách hiện đại, thoáng đãng
55 mẫu nhà ống đẹp 3 tầng 5m dưới 2 tỷ đồng
Hơn 20+ căn biệt thự đẹp hiện đại cực kì đẳng cấp và sang trọng