Dầm là một cấu kiện cơ bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng. Vậy dầm là gì? và chúng có tác dụng như thế nào thì cùng SBS HOUSE tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Dầm là cấu kiện cơ bản , thanh chịu lực (chịu uốn là chủ yếu) nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên.
Dầm có cấu tạo đơn giản, chi phí chế tạo thấp nên dầm được sử dụng khá rộng rãi trong công trình xây dựng như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục, dầm cầu,… Với công trình nhà ở dân dụng dầm thường được làm từ bê tông cốt thép.
Dầm thường để đỡ các tấm sàn, mái và tường ngăn cách phía trên.
Vật liệu cấu tạo dầm có thể là bê tông cốt thép, thép hình, gỗ. Có 2 loại dầm chính và dầm phụ, dầm phụ thường gối lên dầm chính để chia nhỏ kích thước tấm sàn hoặc dầm phụ vuông góc với hai đầu dầm chính để làm giằng (dầm cấu tạo).
Dầm chính là dầm thiết kế đi qua các cột, gác chân cột, vách. Dầm chính thường có kích thước lớn hơn các dầm khác.
Trong nhiều trường hợp, dầm chính được quan niệm là dầm theo phương chịu lực chính của ngôi nhà. Hay gọi là dầm khung. Nếu hiểu theo nghĩa chịu lực thì dầm gánh chịu nhiều lực hơn dầm phụ nhiều vì dầm chính là dầm gánh đỡ dầm phụ, có thể cái này lại là chính của cái kia nhưng lại là phụ của một cái khác.
Dầm chính phải đặt vào tường 200- 250mm . Thông thường, các dầm chính đặt theo chiều rộng của phòng, cách nhau từ 4- 6m . Khi chiều dài của phòng >6m thì dầm phụ cần được đặt vuông góc với dầm chính. Trong phạm vi mỗi nhịp của dầm chính ( khoảng cách giữa hai cột) có thể đặt từ 1-3 dầm phụ ( hoặc nhiều hơn), trong đó nên có dầm phụ đặt ngay trên đầu cột.
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
>> Xem thêm:
Dầm phụ là dầm không gác lên các cấu kiện chịu nén mà lại gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn. Hệ dầm chính thường gác lên cột, hệ dầm phụ đỡ tường WC và tường lô gia.
Bản chất của việc phân chia dầm chính dầm phụ là để tính toán chịu lực, để gán lực từ dầm phụ sang dầm chính, mặt khác còn để chọn tiết diện cho dầm sao cho dầm chính có độ cứng lớn hơn nhiều so với dầm phụ. Nếu tất các các dầm đều gác lên cột, trừ dầm ban công, dầm phụ cầu thang, nên sẽ không chia ra dầm chính dầm phụ dựa trên hình học mà sẽ dựa trên chịu lực của mỗi dầm qua việc phân tải dầm nào chịu nhiều tải thì tiết diện sẽ lớn và ngược lại.
Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về dầm là gì. Theo dõi SBS để cập nhật thêm nhiều ý tưởng thiết kế nội thất, kiến trúc bạn nhé!
>> Xem thêm: Đà kiềng là gì? Vai trò của đà kiềng trong xây nhà?