Thi công móng cọc là một trong những giai đoạn quan trọng và cơ bản nhất trong quá trình xây dựng một công trình, đóng vai trò quyết định đến sự ổn định và bền vững của toàn bộ kết cấu. Móng cọc không chỉ giúp truyền tải trọng lực của công trình xuống các tầng đất chịu lực mà còn chống lại các tác động của môi trường, đảm bảo công trình có thể đứng vững trong thời gian dài. Trong bài viết này, SBS HOUSE sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thi công móng cọc mà chúng tôi đang thực hiện tại các công trình của mình.
Tại SBS HOUSE quy trình thi công móng cọc sẽ trải qua trình tự 4 bước chính:
- Chuẩn bị mặt bằng, định vị tim cọc và công tác tập kết cọc
- Thi công ép cọc
- Đào móng, sửa mặt bằng, đổ bê tông lót và cắt đầu cọc
- Gia công thép móng, ghép coppha và đổ bê tông
Và bây giờ mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết các bước bên dưới:
1. Chuẩn bị mặt bằng, định vị tim cọc và công tác tập kết cọc
- Dọn dẹp bề mặt công trình: Bước này bao gồm việc làm sạch và san phẳng mặt bằng để tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo. Các vật cản và chất thải trên mặt bằng được loại bỏ để đảm bảo không gian làm việc sạch sẽ và an toàn.
- Định vị tim cọc: Sử dụng các thiết bị trắc đạc: Kỹ thuật viên sử dụng các thiết bị trắc đạc chuyên dụng để xác định chính xác vị trí của từng tim cọc. Việc này đảm bảo các cọc được đặt đúng vị trí theo thiết kế kỹ thuật, giúp truyền tải lực đồng đều và ổn định cho toàn bộ công trình.
Tập kết cọc:
- Khu vực chất cọc: Cọc được vận chuyển và tập kết tại khu vực không nằm trong phạm vi ép cọc để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình thi công. Cọc cần được sắp xếp gọn gàng và khoa học để dễ dàng kiểm tra và sử dụng.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng cọc: Các cọc được kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chiều dài và chất lượng. Những cọc không đạt yêu cầu về kỹ thuật sẽ bị loại bỏ để đảm bảo công trình được thi công bằng những vật liệu tốt nhất.
- Kéo điện nước phục vụ quá trình thi công: Đảm bảo cung cấp đủ điện và nước cho toàn bộ quá trình thi công nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
- Lưu ý trước khi ép cọc: Kiểm tra và ghi lại hiện trạng của các công trình lân cận bằng hình ảnh và video để có cơ sở đối chiếu và xử lý nếu có phát sinh vấn đề trong quá trình thi công.
2. Thi công ép cọc
- Ép thử cọc: Tiến hành ép thử cọc để xác định chiều sâu cọc với lực Pmax theo yêu cầu thiết kế.
- Chất tải lên khung đế với tải trọng lớn hơn 1,1 lần Pmax để đảm bảo không bị lật tải khi ép.
Tiến hành ép cọc:
- Dựng cọc vào giá đỡ sao cho đúng vị trí thiết kế, kiểm tra phương thẳng đứng không nghiêng.
- Đầu trên của cọc ép phải gắn vào thiết bị máy móc để đảm bảo phương hướng và độ an toàn.
- Áp lực tăng đều để cọc xuyên sâu vào đất, nếu cọc bị nghiêng phải dừng lại và căn chỉnh ngay.
- Trường hợp lỗi kĩ thuật thanh cọc ép bị nghiên thì cần dừng lại và căn chỉnh ngay
Nối đoạn cọc:
- Khi đoạn cọc đầu tiên đạt độ sâu thiết kế, tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian.
- Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc nối và sửa chữa để đảm bảo phẳng.
- Hàn đầu cọc: Đảm bảo kích thước đường hàn đúng với thiết kế và các đoạn cọc đều trên mặt cọc.
- Kiểm tra điều kiện thỏa mãn ép cọc: Lực ép phải đạt tối thiểu Pmin theo thiết kế yêu cầu.
Chuyển ép cọc khác:
- Sau khi ép xong một cọc, trượt hệ giá ép đến vị trí tiếp theo để tiếp tục ép.
- Sau khi ép xong một móng, di chuyển cả hệ khung ép đến dàn để tiếp theo.
3. Đào móng, sửa mặt bằng, đổ bê tông lót và cắt đầu cọc
- Đào móng: Tiến hành đào móng theo cote thiết kế, lưu ý những vị trí sát cọc phải tiến hành đào bằng gàu nhỏ kết hợp với sửa tay tránh ảnh hưởng đến đầu cọc. Công việc này đảm bảo rằng các đầu cọc không bị hư hỏng trong quá trình đào móng, và nền móng được chuẩn bị đúng cách cho các bước tiếp theo.
- San sửa mặt bằng: Quá trình này bao gồm việc làm phẳng mặt đất xung quanh khu vực móng để đảm bảo rằng toàn bộ khu vực nền móng được chuẩn bị đều và phẳng. Đây là bước quan trọng để đảm bảo bề mặt sẵn sàng cho việc đổ bê tông lót.
Đổ bê tông đầu cọc và hàn mặt bích:
- Đổ bê tông đầu cọc nhằm kết nối cọc với hệ thống móng bên trên. Công việc này bao gồm việc đổ bê tông xung quanh các đầu cọc và gắn kết chúng lại thành một khối vững chắc.
- Hàn mặt bích là công đoạn cuối cùng trong bước này, đảm bảo rằng các thanh thép được hàn chắc chắn vào đầu cọc, tạo nền móng vững chắc cho công trình.
4. Gia công thép móng, ghép coppha và đổ bê tông
Định vị lại tim trục của đài móng: Sau khi chuẩn bị mặt bằng, định vị lại tim trục của đài móng được thực hiện để đảm bảo chính xác vị trí. Việc xây gạch bao đài cọc đến cote đáy của dầm móng giúp thuận lợi cho quá trình gia công thép móng.
Gia công thép: Thép móng, bao gồm thép dầm và thép đài, được gia công và lắp đặt cẩn thận. Việc này yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng số lượng, khoảng cách thép, và các biện pháp nối buộc phải tuân thủ theo thiết kế.
Việc thi công móng cọc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tuân thủ quy trình và kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình. Từ khâu chuẩn bị, lắp dựng cốt thép, lắp dựng coppha, đổ bê tông đến tháo coppha và bảo dưỡng đều cần sự tỉ mỉ và chính xác. Bằng cách tuân thủ quy trình trên, SBS HOUSE luôn đảm bảo được tính an toàn, độ bền vững và chất lượng từng công trình.
SBS HOUSE – Thiết kế, Thi công trọn gói miền Trung và miền Nam.