Phòng tắm master đẹp không chỉ là không gian để gia chủ thư giãn, tận hưởng sau một ngày làm việc mà còn góp phần tăng chất lượng sống. Chính vì vậy, phòng tắm master cần phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa tiện dụng về công năng. Cùng SBS HOUSE chiêm ngưỡng những mẫu thiết kế hiện đại cũng như những nguyên trong tắc thiết kế trong bài viết sau.
Phòng tắm master (Master bathroom) là thuật ngữ quen thuật trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội thất hay xây dựng.
Master có nghĩa là chủ nhân, phòng tắm master sở hữu đầy đủ nội thất tiện nghi hiện đại, là không gian nhà tắm dành cho chủ nhân – người có quyền lực và vai trò chính trong gia đình. Master bathroom thường được thiết kế trong phòng ngủ hoặc thiết kế ở một phòng riêng. Với những căn nhà có diện tích lớn, phòng tắm được thiết kế độc lập, riêng biệt. Nếu ngôi nhà có diện tích hạn chế, phòng sẽ được bố trí tích hợp trong không gian phòng ngủ master.
>> Có thể bạn quan tâm: 20+ Mẫu phòng tắm đẹp, thiết kế phòng tắm nhỏ đẹp không thể bỏ qua
Diện tích phòng tắm master phụ thuộc nhiều vào diện tích phòng ngủ chính.
Để thiết kế phòng tắm master thì phải đảm bảo diện tích bố trí nội thất cần thiết như chậu rửa, bồn tắm. Diện tích tối thiểu của phòng thường từ 4,5m2 – 5m2 mới đảm bảo tiện nghi và thoải mái cho gia chủ. Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn hơn, gia chủ có thể thiết kế phòng lớn hơn diện tích 5m2 để phù hợp cho không gian sinh hoạt của gia đình. Còn diện tích nhỏ hơn thì cần đáp ứng được những khu vực cơ bản.
Với phòng tắm master có cửa kính thì ánh sáng tự nhiên sẽ được ưu tiên nhất. Thông thường, bồn tắm sẽ được đặt sát cửa kính để gia chủ vừa ngâm mình, vừa ngắm cảnh. Ngoài ra, ánh sáng nhân tạo cũng sẽ phát huy tác dụng để làm nổi bật không gian. Ánh sáng phòng tắm master thường là đèn vàng, độ sáng vừa đủ, tạo cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, cần lưu ý đến nguồn sáng phải được bố trí đồng đều để tránh tình trạng sấp bóng.
3 nguyên tắc để lựa chọn vật liệu cho phòng tắm master là:
Là môi trường tiếp xúc thường xuyên với hơi ẩm, nước, vật liệu trong phòng tắm phải có độ bền cao và khả năng chống nước, chống ẩm hiệu quả. Ngoài ra, vật liệu cần có độ ma sát để chống trơn trượt, đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.
Gia chủ có thể lựa chọn các loại gạch sử dụng cho lát sàn và ốp tường bởi nó đáp ứng đủ 3 yêu cầu trên. Ngoài ra, gỗ cũng là một vật liệu được tin dùng trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, gia chủ cần tránh bố trí gỗ tự nhiên trong thiết kế phòng tắm master. Thay vào đó, nhiều dòng gỗ nhân tạo để tăng khả năng chống nước chống ẩm và đảm bảo đường vân gỗ đẹp.
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
Phòng tắm master kết hợp xông hơi với thiết kế theo xu hướng hiện đại, mang đến không gian tiện nghi và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình. Khi kết hợp phòng tắm và phòng xông hơi giúp bạn tiết kiệm được một khoảng không gian đáng kể cho gia đình. Đồng thời giải pháp này mang đến cho bạn rất nhiều tiện ích. Phòng tắm là khu vực hay diễn ra tình trạng ẩm ướt, vì vậy gia chủ có thể lắp đặt và sử dụng kết hợp với phòng xông hơi ướt vì phòng xông khô thường làm bằng gỗ nên sẽ dễ bị ăn mòn.
Nếu đang tìm một mẫu phòng tắm đơn giản mà đầy đủ công năng, gia chủ có thể tham khảo những mẫu thiết kế phòng tắm master sau. Dung dị mà khoáng đạt, khiến ai bước vào cũng phải thích thú.
Bạn có thể tham khảo những mẫu phòng tắm cùng cách decor đơn giản mà đẹp dưới đây của SBS HOUSE. Chủ nhà với một chút khéo tay thì đã có thể tự tạo nên một căn phòng lý tưởng cho gia đình mình.
Phòng tắm hiện đại thường tập trung vào các hình khối gọn gàng, rõ nét. Bên cạnh đó, màu sắc, hình khối hay chất liệu độc đáo lạ mắt cũng thường được sử dụng trong phong cách này. Ví dụ như những mẫu phòng tắm màu đen hay khảm mosaic.
Phòng tắm tắm sang trọng thường sử dụng chất liệu cao cấp với thiết kế lạ mắt và sáng tạo. Thông thường những mẫu phòng tắm dưới đây sẽ được sử dụng trong phong cách Modern Luxury, tương tự phong cách cổ điển.
Phong cách tự nhiên một trong những phong cách mộc mạc và gắn liền với thiên nhiên như Wabi-sabi, Rustic hay Scandinavian,… Mẫu thiết kế phòng tắm master không gian mở này cũng sẽ mang màu sắc thiết kế tương tự. Gia chủ có thể tham khảo một số phòng tắm được đặt ngoài trời hoặc nơi lấy ánh sáng tự nhiên với vật liệu tự nhiên như gỗ, đá cũng rất được yêu thích.
Đối với không gian nhỏ như chung cư, thì thiết kế phòng tắm thường tận dụng vách kính để tạo cảm giác rộng rãi, thông thoáng hơn. Với những gia đình sở hữu không gian lớn, phòng tắm thường có vách kính hướng ra ngoài để tận dụng và lấy ánh sáng tự nhiên.
So với các khu vực nội thất khác, phòng tắm thường có diện tích nhỏ hơn nhưng không vì thế mà nó ít được chăm chút. Xu hướng thiết kế phòng tắm tối màu được xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Thay vì gam màu trắng quen thuộc, phòng tắm tông màu trầm với chất liệu như đá, bê tông, gỗ sẽ đem đến không gian độc đáo hơn.
Những thiết kế hướng cổ điển như Modern Classic hay Neo Classic sẽ phù hợp với những mẫu bồn tắm đẹp với họa tiết ấn tượng, cách điệu. Đặc biệt với những chi tiết đèn chùm, ánh sáng vàng hay các tủ kệ với họa tiết độc đáo thường xuyên được bắt gặp trong phòng tắm giúp mang đến không gian nội thất bắt mắt hơn.
Hiện nay, việc thiết kế phòng tắm master được nhiều gia đình quan tâm bởi sự sang trọng, tiện nghi. Để sở hữu phòng tắm master đẹp, đầy đủ công năng gia chủ nên tuân thủ những nguyên tắc trên và lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ với SBS HOUSE – Công ty thiết kế và xây dựng, xây nhà trọn gói, thiết kế và thi công nội thất với nhiều năm kinh nghiệm.
>> Xem thêm: