Phong cách Indochine được coi là nét đẹp truyền thống của nhiều nước Đông Dương. Trải qua một thời gian dài phong cách này luôn được người thích sự mộc mạc, đơn giản yêu thích. Hiện nay, phong cách Đông Dương được dần hồi sinh là sự hòa quyện hài hòa với phong cách thiết kế hiện đại.Trong nội dung bài viết này SBS HOUSE sẽ cùng bạn trở về hoài niệm, tìm hiểu phong cách thiết kế nhà Đông Dương, tổ chức không gian, họa tiết, hoa văn, màu sắc, vật liệu,… để sử dụng hiệu quả trong thiết kế.
Phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương. Phong cách kiến trúc Đông Dương bắt nguồn từ các nước thuộc bán đảo Đông Dương như: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia khi thực dân Pháp chiếm đóng. Điểm đặc biệt của phong cách Indochine là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.
Phong cách Indochine rất phù hợp với lối sống của người Việt, phong tục, văn hóa, quan niệm mỹ thuật, cảnh quan và khí hậu của Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản về phong cách Indochine từ phong cách Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, khí hậu, nghệ thuật trang trí tinh xảo ở các kiến trúc cổ, sản phẩm mỹ nghệ và hình thành một sự gặp gỡ, pha trộn tinh tế.
>> Có thể bạn quan tâm: Phong cách Wabi sabi – Vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
Kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard là người có công lớn cho nền móng sự phát triển của phong cách Indochine tại Việt Nam. Là một nhà khảo cổ học, kiến trúc sư kiêm nhà quy hoạch nổi tiếng lúc bấy giờ. Ông là tác giả của nhiều công trình nổi tiếng vẫn còn tồn tại đến bây giờ như: Đại học Tổng hợp Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay), Sở tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại Giao), Viện Pasteur (nay đổi tên thành Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương), trường Viễn Đông Bác Cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
Ở nước ta, phong cách Indochine trong thiết kế nhà chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ, còn Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ. Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử. Khi phong cách hiện đại đang dần lên ngôi và được nhiều người trẻ đón nhận thì phong cách Indochine này vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người thích sự hoài niệm, mộc mạc, dân giã. Một số đặc điểm nhận biết phong cách Indochine trong thiết kế nội thất:
Trong phong cách Indochine màu sắc trung tính luôn được chú trọng trong từng không gian. Các màu được sử dụng nhiều nhất trong phong cách này là màu kem, màu vàng nhạt, màu trắng, màu xanh đậm, màu nâu gỗ. Kết hợp với đó không gian nội thất phong cách Indochine còn trang bị các vật dụng nội thất bằng vật liệu gần gũi với con người như gỗ, tre, mây, nứa…đậm chất Á Đông.
Ngoài ra, trong cách điều nhất định không gian cũng sử dụng màu sắc nhiệt đới ấm, nóng tạo điểm nhấn và phong thuỷ như màu đỏ, màu tím, màu vàng cam…
Gỗ (mây, tre, nứa): Với tính chất: mềm, bền, chắc, gỗ tạo được cảm giác sang trọng và được ưa chuộng. Gỗ là vật liệu chính trong các công trình: hệ khung kết cấu và console của mái, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà…
Gạch (gạch bông, gạch nung): là loại vật liệu cứng cáp, bền chắc, được sử dụng trong việc lát sàn, ốp tường,… mang lại sự chắc chắn và cảm giác ấm áp cho ngôi nhà.
Yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ trong các hoa văn, họa tiết và tạo ra những đặc trưng riêng của phong cách thiết kế nội thất Đông Dương tại Việt Nam.
Hoa văn họa tiết truyền thống Việt Nam từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tỉ mỉ và chi tiết.
Thời An Nam, hoa văn họa tiết được tổng hợp lại và cách điệu lại từ những hình ảnh khác: hình kỉ hà, hình chữ nhật, hình cây, hình hoa lá, hình tĩnh vật… với đường nét và cách thể hiện tinh tế hơn. Những hoa văn này được ứng dụng để xử lý các chi tiết sàn, tường, trần, các vách ngăn, vật dụng trang trí, thiết bị nội thất. Đem lại giá trị nghệ thuật cao.
Trong phong cách thiết kế nội thất Đông Dương, các trang thiết bị là sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống của người Pháp: phản, sập gụ, bình phong, trang thiết bị gỗ khảm xà cừ, trang thiết bị bằng mây tre.
Hi vọng, bạn đã hình dung được các đặc điểm của phong cách Indochine qua nội dung và mẫu thiết kế nhà của SBS HOUSE. Qua đó, bạn có thể lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp với mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!