Trong xây dựng nhà ở, thi công móng là giai đoạn rất quan trọng, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng vì nó quyết định độ vững chãi và ổn định của ngôi nhà. Bên cạnh đó, nếu phần móng có sự cố hoặc dấu hiệu hư hỏng, rất khó để khắc phục. Trong bài viết này, SBS HOUSE sẽ giới thiệu giới thiệu về móng đơn là gì, cấu tạo cũng như quy trình thi công loại móng phổ biến thường dùng cho các công trình nhà ở này!
SBS HOUSE thiết kế thi công trọn gói nhà phố, biệt thự, tòa nhà văn phòng, căn hộ chung cư,… uy tín tại miền Trung (Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và miền Nam (TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai). Đối với các tỉnh thành SBS HOUSE chưa có dịch vụ thi công, chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và hỗ trợ thi công từ xa, đảm bảo công trình hoàn thiện và giống bản vẽ nhất có thể.
Móng đơn là gì? Móng đơn là một loại móng có dạng hình trụ tròn hoặc hình vuông, được đào sâu xuống đất để chịu tải trọng từ công trình như nhà ở, cầu đường, hoặc các công trình công nghiệp. Thông thường, móng đơn được sử dụng trong các trường hợp mà đất đai ở đó có khả năng chịu tải trọng tốt và không yêu cầu phải sử dụng các kỹ thuật móng phức tạp khác.
Nhiều người thắc mắc liệu cấu tạo của móng đơn là gì, có phức tạp không? So với những loại móng khác, móng đơn có cấu tạo rất đơn giản. Nếu được làm từ gạch, móng gồm các lớp gạch xếp chồng lên nhau. Đối với loại móng đơn được làm từ bê tông cốt thép sẽ có 4 bộ phận cơ bản:
Lớp bê tông lót móng: Được đặt ở đáy móng, có độ dày từ 100mm trở lên. Lớp này thường được làm từ bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vữa kết hợp với xi măng mác 50÷10. Chức năng của lớp bê tông lót móng là làm sạch và phẳng hố móng, chống mất nước xi măng, và làm ván khuôn cho bước đổ bê tông móng.
Phần móng (bản móng): Là phần dưới cùng của móng, thường có hình chữ nhật bị vát và độ dốc vừa phải. Kích thước của phần móng được tính toán phù hợp với yêu cầu cụ thể của công trình.
Cổ móng: Là phần trên của móng, có kích thước lớn hơn phần cột trên đầu khoảng 2,5cm ở cả hai phía. Chức năng của cổ móng là tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép bên trong và truyền tải tải trọng từ cột xuống đáy móng.
Giằng móng (đà kiềng): Đối với móng đơn, độ cao mặt trên của giằng móng thường thấp hơn nền hoàn thiện từ 7 – 10cm để đảm bảo không cho nước thấm vào lớp bê tông nền và ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà.
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
Ngoài việc tìm hiểu móng đơn là gì, bạn có thể tham khảo phân loại móng đơn để có sự lựa chọn phù hợp cho công trình của mình. Hiện nay, móng đơn được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm vật liệu sử dụng, cấu trúc, và mục đích sử dụng. Dưới đây là cách phân loại dựa trên các tiêu chí vừa nêu.
Theo vật liệu sử dụng:
Theo cấu trúc:
Theo mục đích sử dụng:
Theo hình dạng:
Ngoài ra, còn có một số loại móng đơn như: móng đơn lệch tâm, móng đơn đúng tâm… tùy theo cách phân chia và các điều kiện đi kèm mà gia chủ có sự lựa chọn phù hợp với kiến trúc chung của ngôi nhà.
Dù được đánh giá là loại móng có cấu trúc đơn giản nhưng việc thi công móng đơn cần được thực hiện theo quy trình đảm bảo chất lượng. Dưới đây là các bước thi công móng đơn đúng kỹ thuật tại SBS HOUSE mà bạn có thể tham khảo.
Khi thi công móng đơn, có một số lưu ý quan trọng cần được xem xét để đảm bảo tính an toàn và chất lượng của công trình. SBS HOUSE xin tổng hợp một số lưu ý quan trọng mà bạn có thể tham khảo như sau.
Tuân thủ thiết kế: Cần tuân thủ kỹ thuật thiết kế của kỹ sư và kiến trúc sư đã đặt ra trước đó, đặc biệt là kích thước móng đơn. Điều này giúp đảm bảo móng đơn được xây dựng đúng cách và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Nếu có những vấn đề phát sinh, cần tham khảo ý kiến của kỹ sư trước khi thực hiện các thay đổi khác với thiết kế.
Đánh giá địa chất: Thực hiện đánh giá cẩn thận về địa chất giúp xác định được điều kiện đất đai của công trình có phù hợp cho việc thi công móng đơn hay không. Có thể xem xét các yếu tố như: độ cứng của đất, độ ổn định, và mức độ dễ đào… để có những đánh giá chính xác. Bên cạnh đó, cần phối hợp sử dụng công cụ đo đạc và thiết bị định vị để đảm bảo rằng vị trí và kích thước của móng đơn được đặt chính xác.
Kiểm tra chất lượng vật liệu: Đảm bảo rằng các vật liệu sử dụng trong thi công móng đơn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và không ảnh hưởng đến tính chất cơ học của công trình.
Kiểm tra quá trình thi công: Tiến hành kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình thi công móng đơn để phát hiện và sửa chữa kịp thời những vấn đề phát sinh. Điều này bao gồm kiểm tra kích thước, độ bền, và độ cứng của móng đơn.
Trên đây là những thông tin nêu khái niệm móng đơn là gì, cấu tạo; phân loại và quy trình thi công móng đơn mà SBS HOUSE chia sẻ. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn loại móng phù hợp để thiết kế và thi công công trình nhà ở.
Sở hữu một tổ ấm đẹp, vững chãi, đáp ứng các yêu cầu của gia chủ về công năng và thẩm mỹ là điều không đơn giản, nhất là với những gia chủ chưa có nhiều kinh nghiệm. Hành trình kiến tạo không gian sống như mong ước của bạn sẽ được hiện thực khóa khi có sự đồng hành của SBS HOUSE – đơn vị thiết kế kiến trúc, thiết kế thi công nội thất và xây nhà trọn gói nhà phố, biệt thự, căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng,… Với 21 giải pháp kỹ thuật thi công mới và tối ưu nhất, công trình thi công hoàn thiện giống 95% so với bản vẽ thiết kế 3D và đúng tiến độ bàn giao, SBS HOUSE tự tin là bạn đồng hành đáng tin cậy của gia chủ!