Để có được một ngôi nhà đẹp, chủ đầu tư cần có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ thiết kế đến thi công. Trong xây dựng, dù là công trình nào thì mỗi giai đoạn đều quan trọng và có những yêu cầu kỹ thuật riêng. Đổ bê tông sàn cũng là một trong những giai đoạn nhằm đảm bảo và dễ kiểm soát cũng như giúp dự án được hoàn thành đạt chuẩn. Bên cạnh đó, đổ bê tông sàn cũng là một trong những giai đoạn được nhiều người quan tâm. Bởi đây là phần sẽ là đảm bảo cho công trình vững chắc theo thời gian. Vậy trước khi đổ bê tông sàn cần có những chuẩn bị gì? Mời bạn cùng SBS HOUSE tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
1. Chuẩn bị, tính toán nhân lực đảm bảo cho quy trình đổ bê tông
Cần tính toán số lượng thợ cần thiết để cán bê tông, xúc đổ bê tông, trộn bê tông… Vì vậy xác đinh định thời gian và tính thời gian thực tế làm từ đó ấn định số lượng thợ cần thiết giúp chuẩn bị được tốt nhất, tránh được việc đổ bê tông sàn không đủ người hoặc không kịp làm hết.
2. Kiểm tra cốt thép, cốt pha, sàn thao tác
Việc kiểm tra cốt thép, cốt pha để làm sàn vừa đảm bảo công tác chu đáo vừa đảm bảo an toàn cho người lao động khi đổ bê tông sàn. Cốt thép cần đạt được những tiêu chí về vị trí, số lượng, chủng loại, mối nối, chiều dài, thép được buộc theo thiết kế, không bị rỉ và đã được đánh sạch. Cốp pha cần phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật: Vị trí đặt cốp, độ chắc chắn, tính chống mất nước, đầm bê tông.
3. Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng
Trước khi bắt tay vào thực hiện thì cần chuẩn bị đầy đủ về khối lượng vật tư để làm việc hiệu quả, tránh sai sót hơn. Cát, đá, xi măng, sắt thép,…là những vật liệu cần thiết trong đổ bê tông sàn. Hãy để đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật của công trình. Nếu chất lượng của cát, đá, xi măng,… không tốt thì chất lượng của bê tông cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế bước chuẩn bị vật liệu là rất quan trọng.
4. Kiểm tra máy móc, thiết bị phục vụ cho công đoạn đổ bê tông sàn
Các loại máy móc, thiết bị cần thiết cho giai đoạn này có thể kể đến là máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông, máy xóa nền phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
5. Tính toán độ dày sàn
Sàn bê tông chịu trách nhiệm chính là nâng đỡ và chịu toàn bộ trọng lực từ bên trên truyền xuống. Vì thế nên độ dày sàn bê tông chiếm vai trò rất quan trọng. Không những nó giúp đảm bảo sự an toàn của toàn bộ công trình mà còn hạn chế tình trạng sụt lún hay nứt vỡ của nền móng. Vì vậy cần tính toán độ dày hợp lý trước khi thực hiện công tác đổ bê tông. Một lưu ý SBS HOUSE xin chia sẻ là nên sử dụng máy đầm bàn khi đổ bê tông sàn mỏng hơn 30cm hoặc dầm sàn. Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn có chiều dày lớn hơn 30cm.
Khi chúng ta muốn đổ cột, sàn hoặc đổ móng thì chất lượng bê tông có vai trò rất quan trọng, bởi vì chúng ảnh hưởng lớn tới chất lượng và độ bền vững của mỗi công trình. Hiểu được cần chuẩn bị móng, cột, dầm, sàn như thế nào cho đúng kỹ thuật là điều cần thiết. Đối với giám sát thi công để đảm bảo giai đoạn hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng. Đối với chủ đầu tư để nêu ý kiến với nhà thầu hay quan sát thợ thi công kịp thời điều chỉnh khi có sự sai sót.
Để có những công trình nhà phố chất lượng, 𝗦𝗕𝗦 𝗛𝗢𝗨𝗦𝗘 đã 𝐋𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐮̣𝐜 𝐜𝐚̉𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧 – 𝐋𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐮̣𝐜 𝐭𝐡𝐚𝐲 đ𝐨̂̉𝐢 để áp dụng những giải pháp/ kỹ thuật thi công mới và tối ưu nhất vào công trình, với mong muốn mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Hi vọng những chia sẻ trên của SBS HOUSE sẽ hữu ích với bạn. Nếu cần tư vấn các thông tin về xây dựng thì liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!